Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Phương pháp đánh giá rối loạn miễn dịch tại niêm mạc tử cung khi IVF nhiều lần thất b

19/05/2021
Phương pháp đánh giá rối loạn miễn dịch tại niêm mạc tử cung khi IVF nhiều lần thất b

Phương pháp đánh giá rối loạn miễn dịch tại niêm mạc tử cung và phác đồ chuyên biệt đang đem lại nhiều hy vọng cho các bà mẹ từng thất bại chuyển phôi khi làm thụ tinh ống nghiệm.

1. Phương pháp “Rối loạn miễn dịch tại chỗ” là gì?

Em bé phát triển trong tử cung mẹ được xem như điều kỳ diệu của tạo hoá. Sự hình thành phôi thai, sinh linh bé nhỏ từ trứng của mẹ và tinh trùng bố được coi như điều kỳ diệu đầu tiên. Tiếp đến, phôi thai di chuyển về tử cung, làm tổ và lớn lên. Sự làm tổ tại tử cung là điều kỳ diệu thứ hai của tạo hoá. Dù như một cá thể lạ với bộ di truyền của bố nhưng tử cung mẹ sẵn sàng tiếp nhận và nuôi dưỡng không đào thải như hiện tượng đào thải mảnh ghép như các trường hợp ghép tạng (thận, gan).

Điều kỳ diệu hơn cả là ở những người phụ nữ phải xin trứng, xin phôi để có thể làm mẹ thì phôi – những mầm sống này hoàn toàn lạ với tử cung mẹ, nhưng vẫn được tiếp nhận hòa hợp với người mẹ thông qua hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên, khả năng tiếp nhận phôi của mẹ tùy thuộc vào khả năng điều hoà miễn dịch tại chỗ của niêm mạc tử cung - thông qua hoạt động của các yếu tố miễn dịch như tế bào “sát thủ”- natural kiler cells, các lympho bào, các cytokine.

2. Hiệu quả điều trị miễn dịch tại chỗ

Rối loạn miễn dịch tại chỗ là một trong những nguyên nhân làm tổ thất bại. Do đó, khi chẩn đoán được những rối loạn miễn dịch này dựa vào phân tích các yếu tố miễn dịch ở niêm mạc tử cung được sinh thiết sẽ đem lại hướng giải quyết tình trạng thất bại chuyển phôi nhiều lần. Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec đã tiến hành nghiên cứu về rối loạn miễn dịch tại chỗ trên 100 trường hợp đã chuyển phôi thất bại trung bình 4 lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 72% trường hợp có rối loạn miễn dịch tại chỗ. Khi được chẩn đoán rối loạn miễn dịch và áp dụng điều trị bằng phác đồ chuyên biệt, tỷ lệ có thai lâm sàng (có tim thai) ở các lần chuyển phôi tiếp đã tăng lên 52.2%. Đây là hy vọng mới cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Cho đến nay, với việc không ngừng cập nhật, áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến, Trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec là Trung tâm đầu tiên tại Việt Nam tiến hành chẩn đoán bệnh lý này và xây dựng trung tâm trở thành trung tâm mũi nhọn về lĩnh vực hiếm muộn và cải thiện khả năng làm tổ của thai.

3. Những ai nên làm Xét nghiệm đánh giá rối loạn miễn dịch tại niêm mạc tử cung?

Những chị em không mắc các bệnh viêm gan B,C và HIV/AIDS đã chuyển ít nhất từ 4 phôi giai đoạn blastocyst hoặc 6 phôi ngày 3 hoặc 4 trở lên mà không có thai. Sau khi được thăm khám vẫn không tìm được các nguyên nhân thất bại làm tổ khác như:

  • Các nguyên nhân bất thường tại buồng tử cung: Polips, nhân xơ, dị dạng tử cung, dính buồng tử cung, niêm mạc mỏng...
  • Các nguyên nhân do phôi: Không có phôi tốt, phôi bất thường...

4. Quy trình chẩn đoán cho bệnh nhân thất bại nhiều lần IVF?

Sau khi được chỉ định làm xét nghiệm đánh giá các yếu tố miễn dịch, bạn sẽ được theo dõi một chu kỳ tương tự như chu kỳ chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi như sau:

  • Theo dõi chu kỳ tự nhiên: Bác sĩ sẽ theo dõi để đảm bảo chắc chắn mẫu sinh thiết của bạn vào đúng giữa giai đoạn hoàng thể.
  • Chuẩn bị niêm mạc tử cung có sử dụng thuốc nội tiết: Bạn sẽ được dùng thuốc Nội tiết oestrogen cho đến khi siêu âm niêm mạc tử cung có độ dày thích hợp. Sau đó, bạn được bổ sung thêm Progesteron. Sinh thiết lấy mẫu xét nghiệm sẽ được tiến hành khi đã dùng Progesteron khoảng 5 - 6 ngày, thông thường là ngày 21 – 24 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thực hiện sinh thiết niêm mạc tử cung sẽ được tiến hành ngay tại bệnh viện hoặc kết hợp với soi buồng tử cung.
  • Sau 2 tuần, bạn sẽ nhận được kết quả.
  • Kết quả xét nghiệm sẽ đánh giá tình trạng miễn dịch của bạn có bình thường hay bị rối loạn. Với kết quả xét nghiệm rối loạn miễn dịch này, bạn sẽ được điều trị theo một phác đồ điều trị riêng biệt trong chu kỳ chuyển phôi tiếp theo.

5. Bệnh viện khám và chữa Vô sinh - Hiếm muộn tại hà nội

5.1. Bệnh viện Phụ sản Trung ương

  • Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Thời gian nhận khám:Thứ 2- chủ nhật: từ 6h30-17h

Năm 2000, Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ sản Trung ương ra đời dưới sự chỉ đạo của Gs.Ts.Bs Nguyễn Viết Tiến - Giám đốc Trung tâm. Mỗi năm tại bệnh viện thường có 2000-3000 ca thụ tinh ống nghiệm. Tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm những năm 2000 khoảng 30 - 35%, và cho đến nay tỷ lệ này đã tăng lên 50 - 60%.
Các kỹ thuật áp dụng thành công như:

  • Kỹ thuật giảm thiểu phôi chọn lọc, xin noãn
  • Kỹ thuật ICSI, đông tinh, đông lạnh/rã đông phôi, noãn
  • Lấy tinh trùng từ mào tinh (PESA/ICSI),chuyển phôi nang (Blastocyst)
  • Tinh trùng đông lạnh chuyển về từ nước ngoài
  • Kỹ thuật phôi thoát màng, kỹ thuật chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD)
  • Sàng lọc lệch bội nhiễm sắc thể bố mẹ và sàng lọc 24 cặp nhiễm sắc thể.
  • Địa chỉ: Đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội
  • Thời gian nhận khám:Thứ 2 đến thứ 6: 7h – 16h30
  • Thứ 7, chủ nhật: 8h – 16h (hình thức khám tự nguyện)

5.2. Khoa Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện phụ sản Hà Nội

Khoa Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được thành lập từ ngày 19/08/2006. Qua gần 13 năm xây dựng và phát triển, khoa ngày càng hoàn thiện và lớn mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ.

Các kỹ thuật áp dụng thành công như:

  • IUI, IUI xin mẫu tinh trùng
  • Đông lạnh và bảo quản tinh trùng
  • IVF, IVF - ICSI, IVF xin noãn
  • PESA chẩn đoán, PESA - ICSI, TESE,
  • Nuôi cấy và chuyển phôi Blastocyst, đông phôi và bảo quản phôi đông lạnh, Rã phôi đông và FET (chuyển phôi đông lạnh),Hỗ trợ phôi thoát màng...

Mỗi năm, khoa thực hiện trên 30.000 lượt khám và tư vấn hiếm muộn, hàng ngàn ca bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI),hàng ngàn ca kích thích buồng trứng - chọc hút noãn - chuyển phôi.

5.3. Trung tâm hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
  • Khoa khám bệnh: 7h15 – 16h45 từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7 khám buổi sáng từ 7h15 -12h00.
  • Phòng khám số 1: Làm vào buổi sáng từ 7h15 – 12h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7.

Hàng tháng Trung tâm hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện đại học Y Hà Nội tiến hành khám và tư vấn hiếm muộn cho hơn 200 lượt bệnh nhân. Tính đến nay, khoa đã thực hiện hơn 500 ca thụ tinh trong ống nghiệm, gần 300 chu kỳ lọc rửa tinh trùng và bơm tinh trùng vào buồng tử cung.

Các kỹ thuật áp dụng thành công như: tinh trùng, trứng, phôi, mô tinh hoàn, chuyển phôi trữ đông (FET),trích xuất tinh trùng từ mào tinh (PESA, MESA),từ tinh hoàn (TESE, TEFNA, microTESE) cho những trường hợp vô tinh...

5.4. Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Thời gian nhận khám :Thứ 2- thứ 6: từ 6h30-17h; Thứ 7 - Chủ nhật: 6h30 - 17h (tại khoa khám bệnh theo yêu cầu)

Đơn vị hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bạch Mai thành lập từ ngày 31/12/2013. Tháng 3/2014, Đơn vị bắt đầu thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên và cũng trong tháng đầu tiên triển khai kỹ thuật, đã có ca IVF thành công đầu tiên.

Số bệnh nhân đến với đơn vị hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bạch Mai ngày càng tăng, tỷ lệ thành công trong chuyển phôi tươi trung bình trên 30%, chuyển phôi trữ lạnh trung bình trên 40% và số bệnh nhân có thai sinh hoá của đơn vị đã vượt con số 50%.

Các kỹ thuật áp dụng thành công như: IUI, chọc hút noãn, ICSI, IVF…

5.5. Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội

Địa chỉ: 431 Tam Trinh (Lô 01 – 8A),Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Thời gian khám:Thứ 2- thứ 7: từ 7h30- 17h00; Chủ nhật: từ 8h - 12h

Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội đã thành lập được hơn 10 năm, là đơn vị tư nhân đầu tiên tại miền Bắc thực hiện thành công kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Thụ tinh trong ống nghiệm.

Bệnh viện thực hiện thành công hàng ngàn chu kỳ Thụ tinh nhân tạo (IVF) với tỷ lệ thành công cao, tương đương các trung tâm IVF lớn trong nước và khu vực.

Các kỹ thuật áp dụng thành công như: kích thích rụng trứng bằng phác đồ chuẩn, làm thụ thai nhân tạo (IUI) bằng tinh trùng của chồng hoặc từ ngân hàng tinh trùng với chất lượng tốt, thụ tinh ống nghiệm (IVF)....

Bệnh viện đã điều trị thành công những ca khó trong vô sinh nam do: không tinh trùng, không phóng tinh, xuất tinh ngược, sau Chấn thương đứt niệu đạo sau, liệt 2 chi dưới…

5.6. Bệnh viện Nam học hiếm muộn Việt Bỉ

  • Địa chỉ: Số 23 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Thời gian nhận khám:Thứ 2 - Thứ 7: 08:00 đến 17:00; Chủ nhật - 08:00 đến 12:00

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ là bệnh viện chuyên chuyên sâu về nam học, hiếm muộn do Tiến sĩ, bác sĩ Lê Vương Văn Vệ sáng lập. Là bệnh viện tư nhưng bệnh viện đã chữa cho nhiều ca bệnh nhân khó về hiếm muộn.

Các thành tựu về vô sinh, hiếm muộn: Kỷ lục giúp sinh con từ tinh trùng của người chồng đã mất; giúp đỡ cặp vợ chồng với hành trình cố gắng sinh con của cha 66 và vợ 56 tuổi...

Các kỹ thuật áp dụng thành công như: phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF),phương pháp thụ tinh nhân tạo (bơm IUI),trữ lạnh, rã đông tinh trùng, chọc hút tinh hoàn, mào tinh hoàn lấy tinh trùng...

5.7. Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City

  • Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Thời gian nhận khám: Từ thứ 2 đến thứ 6: 8h - 12h, chiều từ 13h - 17h; Thứ 7: 8h - 12h

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec là trung tâm hiện đại hàng đầu Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả Nam khoa Sản phụ khoa để đưa ra phương án tối ưu cho từng trường hợp người bệnh.

Trung tâm cũng quy tụ một đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sản phụ khoa trong nước và quốc tế, được đào tạo tại những trung tâm hàng đầu trên thế giới như tại Mỹ, Singapore, Nhật, Úc… và các Trung tâm nổi tiếng trên Thế giới.

Thành lập tháng 11.2014, đến nay trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF Vinmec đã thực hiện hỗ trợ sinh sản cho hơn 1000 cặp vợ chồng hiếm muộn với tỉ lệ có thai lâm sàng luôn đạt trên 40%.

Các kỹ thuật áp dụng thành công như:

  • Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
  • IVF cổ điển (IVF)
  • Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)
  • Hỗ trợ phôi thoát màng (AH)
  • Chuyển phôi giai đoạn phôi nang (Blastocyst transfer – chuyển phôi ngày 5)
  • Trữ lạnh phôi, noãn và tinh trùng
  • Cho nhận noãn, tinh trùng và phôi.