1. Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung được định nghĩa là sự hiện diện của mô giống nội mạc ở bên ngoài tử cung và gây nên một phản ứng viêm mạn tính. Vấn đề với việc có mô nội mạc tử cung ở các khu vực khác trên cơ thể đó là mô sẽ bị vỡ và chảy máu giống như trong tử cung của bạn. Nhưng máu không có nơi nào để đi. Theo thời gian, máu và mô này phát triển thành u nang, mô Sẹo và bám dính. Đây là mô Sẹo khiến các cơ quan liên kết với nhau. Hầu hết các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung nhằm mục đích ngăn ngừa rụng trứng. Một ví dụ là dùng thuốc tránh thai. Khi bạn đang cố gắng mang thai, bạn sẽ ngừng dùng các phương pháp điều trị này.
Một vài phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung sẽ xuất hiện triệu chứng, trong khi số khác hoàn toàn không có triệu chứng gì. Dấu hiệu phổ biến nhất của lạc nội mạc tử cung là đau, bao gồm đau vùng chậu và chuột rút mạnh. Vô sinh cũng có thể là một triệu chứng và tác dụng phụ của lạc nội mạc tử cung.
2. Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung
Có nhiều triệu chứng do lạc nội mạc tử cung gây ra. Ở một số người triệu chứng khá rõ ràng, một số khác thì rất mơ hồ. Triệu chứng sẽ khác nhau tuỳ vào giai đoạn nào của chu kì kinh, ví dụ giai đoạn rụng trứng hoặc giai đoạn có kinh.
- Đau vùng chậu lắt nhắt
- Đau khi quan hệ tình dục
- Bón, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy
- Ra nhiều kinh, có cục máu đông, chu kì kinh thất thường
- Cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Thai ngoài tử cung hoặc vô sinh
- Đau lưng và cảm giác nặng chì ở lưng
- Đau hậu môn
- Khó chịu khi tiểu, có thể có máu trong nước tiểu
- Đau giữa kì kinh, thường liên quan lúc rụng trứng (*)
- thu-thai-10-lac-noi-mac-tu-cung-va-thu-thai
Bởi vì triệu chứng có thể mơ hồ và giống với một số bệnh lý khác, nên việc định bệnh cần có thời gian. Triệu chứng đường ruột có thể giống với Hội chứng đại tràng kích thích (IBS). Những rối loạn vùng chậu thì giống với các bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu (PID). Một số người phát hiện triệu chứng trước khi thụ thai hoặc gặp rắc rối về việc sinh nở. Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy có những trường hợp phải mất cả 10 năm trời mới định bệnh chính xác là lạc nội mạc tử cung. Tuổi mắc bệnh trung bình là 27 tuổi.
3. Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung
Chẩn đoán chắc chắn dựa vào việc Nội soi và lấy mẫu mô làm Xét nghiệm để xác định mẫu mô đó đúng là tế bào nội mạc tử cung.
4. Lạc nội mạc tử cung và nguy cơ vô sinh
Mối quan tâm chính của nhiều phụ nữ sau khi được chẩn đoán bị lạc nội mạc tử cung là tác động của nó đối với khả năng Mang thai hiện tại hoặc trong tương lai. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hỗ trợ sinh sản và Di truyền học, ước tính khoảng 30% đến 50% phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung sẽ bị vô sinh. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ Vô sinh có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao gấp 6-8 lần so với những người bình thường. Nguy cơ Vô sinh do lạc nội mạc tử cung có thể do các yếu tố sau:
- Đau do lạc nội mạc tử cung có thể là nguyên nhân cản trở khả năng sinh sản bởi thực tế là quan hệ Tình dục có thể quá đau để thực hiện. Cơn đau khi quan hệ không cản trở khả năng rụng trứng hoặc thụ tinh của bạn; tuy nhiên nó làm cho hành động Tình dục trở nên khó khăn hơn. Đau nhiều hơn không có nghĩa là bạn sẽ khó Mang thai hơn so với phụ nữ không đau.
- Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung thường được dùng thuốc tránh thai để giảm các triệu chứng đau. Tất nhiên bạn chỉ có thể Mang thai trong khi dừng uống thuốc.
- Trong trường hợp lạc nội mạc tử cung từ trung bình đến nặng, phẫu thuật có thể được yêu cầu để loại bỏ các tổn thương nội mạc tử cung hoặc u nang. Phẫu thuật có thể làm giảm đau, nhưng phẫu thuật lặp đi lặp lại có thể gây ra sự tích tụ của các mô Sẹo (bám dính) làm tăng nguy cơ vô sinh.
- Trong trường hợp lạc nội mạc tử cung rất nặng, bạn có thể được chỉ định cắt bỏ tử cung, buồng trứng hoặc một phần của buồng trứng. Điều này sẽ tác động đến khả năng sinh sản trong tương lai của bạn. Do đó, trước khi phẫu thuật, hãy tham khảo với bác sĩ về kế hoạch sinh sản trong tương lai của bạn và đảm bảo chắc chắn rằng bạn đã thông báo đầy đủ về tất cả các rủi ro và lợi ích của việc phẫu thuật.
Vậy phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung có cơ hội mang thai tự nhiên hay không? Câu trả lời là có. Tất nhiên là bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về trường hợp cụ thể của bản thân. Nhưng lạc nội mạc tử cung không đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị vô sinh. Nếu được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, bệnh nhân thường sẽ được khuyên nên thử thụ thai tự nhiên trong sáu tháng (thay vì 12 tháng được khuyến nghị cho những phụ nữ khác). Nếu bạn không thể thụ thai trong khung thời gian này, bạn nên đến gặp chuyên gia hỗ trợ sinh sản.
5. Nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung
Hiện có nhiều cách giải thích nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung mặc dù chưa có lý do nào được khẳng định cả:
- Trong lúc hành kinh, một số máu có thể trào ngược lại ống dẫn trứng và vào ổ bụng. Hệ miễn dịch ở một số phụ nữ sẽ phản ứng lại và tạo ra các đáp ứng miễn dịch.
- Tuyến giáp có vấn đề cũng làm tăng nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung.
- Các yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng khả năng bị lạc nội mạc tử cung. Khoa học đã chứng minh mẹ bị lạc nội mạc tử cung thì con gái cũng có khả năng bị.
- Một khả năng khác là trong giai đoạn phát triển phôi thai, các tế bào nội mạc tử cung có thể rơi ra ngoài tử cung và đến các cơ quan xung quanh.
- Lạc nội mạc tử cung còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường nhưng cơ chế chính xác thì mọi người vẫn chưa biết.
6. Làm sao để phòng ngừa lạc nội mạc tử cung?
Không có cách nào có thể phòng ngừa bệnh này. Các yếu tố di truyền, cá nhân và hormon đều có thể ảnh hưởng. Một số phụ nữ mắc phải bệnh này từ khi mới bắt đầu có kinh. Về sau, họ có thể nhớ lại những triệu chứng xảy ra lúc dậy thì và họ đã bỏ qua vì nghĩ đây là triệu chứng bình thường.
7. Thụ tinh nhân tạo ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung
Phương pháp hỗ trợ sinh sản cho bệnh nhân lạc nội mạc tử cung được áp dụng hiện nay gồm có bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Nếu thuốc hỗ trợ mang thai cùng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung không thành công, thì thụ tinh trong ống nghiệm là bước được khuyến nghị tiếp theo. Thụ tinh trong ống nghiệm được coi là phương pháp hiệu quả nhất về tổng thể. Tuy nhiên, đây cũng là thủ thuật có xâm lấn và khá đắt đỏ.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh, thụ tinh trong ống nghiệm có thể là lựa chọn điều trị đầu tiên cho những phụ nữ có khả năng thụ thai giảm đáng kể. Bạn có thể được khuyên bỏ qua IUI và đi thẳng đến IVF nếu bạn:
- Bị lạc nội mạc tử cung giai đoạn 3 hoặc 4
- Tuổi trên 35
- Có nhiều yếu tố nguy cơ vô sinh (như vô sinh nam hoặc dự trữ buồng trứng thấp)
- Mong muốn làm thụ tinh trong ống nghiệm vì có đủ tài chính và chấp nhận các thủ thuật xâm lấn.
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp sử dụng trứng từ bạn và tinh trùng từ chồng/ bạn tình của bạn. Trứng sau đó được thụ tinh bên ngoài cơ thể và cấy vào tử cung. Tỷ lệ thành công của IVF là 50% đối với những phụ nữ không mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Nhưng nhiều phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung đã mang thai thành công nhờ phương pháp điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. IVF thường được khuyên dùng cho những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung từ trung bình đến nặng, hoặc cho những phụ nữ không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Nguồn tham khảo: Verywellhealth.com; Healthline.com