Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Xét nghiệm mật độ xương là gì? Ai nên kiểm tra mật độ xương?

25/06/2021
Xét nghiệm mật độ xương là gì? Ai nên kiểm tra mật độ xương?

Xét nghiệm mật độ xương là phương pháp sử dụng tia X để đo hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong xương, từ đây bạn có thể dự phòng và phát hiện bệnh loãng xương chính xác.

1. Phương pháp đo mật độ xương là gì?

Đo mật độ xương (còn được gọi là kiểm tra mật độ khoáng xương) là một phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương. Hiện tại, phương pháp phổ biến nhất để đo loãng xương là DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) scan. Phương pháp này dùng tia X để đo hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong xương; thường được đo ở gót chân, cột sống, hông, tay hoặc cổ tay. Mật độ xương càng cao thì xương càng chắc khỏe và nguy cơ gãy xương càng thấp.

Đo khối lượng xương (BMD) bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép (Dual Energy Xray Absorptiometry - DXA) ở các vị trí trung tâm như xương vùng khớp háng hoặc cột sống thắt lưng, để chẩn đoán xác định loãng xương, đánh giá mức độ loãng xương, dự báo nguy cơ gãy xương và theo dõi điều trị.

Đo khối lượng xương ở ngoại vi (gót chân, ngón tay...) bằng các phương pháp (DXA, siêu âm...) được dùng để tầm soát loãng xương trong cộng đồng.

Xét nghiệm mật độ xương là gì? Ai nên kiểm tra mật độ xương? - ảnh 1
Đi khám và đo mật độ xương để phát hiện và đánh giá mức độ loãng xương

2. Hiểu rõ hơn về phương pháp DEXA scan

Có hai loại máy DEXA scan: Máy DEXA trung tâm và máy DEXA ngoại biên.

Với phương pháp này, bạn sẽ phải tiếp xúc với một lượng phóng xạ nhỏ (nhỏ hơn lượng tia X trong một lần chụp X-quang ngực).

3. Cách chẩn đoán thông qua kết quả của DEXA scan

Dựa theo tiêu chuẩn đo mật độ xương của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kết quả Xét nghiệm mật độ xương DEXA scan được biểu hiện bằng T-score để so sánh kết quả với giá trị mật độ xương trung bình.

  • T-score dưới -2,5 (có nghĩa là -2,5 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình): Chẩn đoán loãng xương.
  • T score dưới -2.5 và có gãy xương: Chẩn đoán loãng xương nặng.

4. Các đối tượng cần đo mật độ xương

Người kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ có BMI < 19, bị còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, Thiếu Canxi hoặc tỷ lệ canxi/photpho trong chế độ ăn không hợp lý, Thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D... Từ đó, khối lượng khoáng chất đỉnh của xương ở tuổi trưởng thành thấp, đây được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.

  • Tiền sử gia đình có cha/mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương.
  • Ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, Bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp.
  • Sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá... làm tăng thải canxi qua đường thận và giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa.
  • Bị mắc một số bệnh: Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn...), bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận bệnh mạn tính đường tiêu hoá làm hạn chế hấp thu canxi, vitamin D, protein... làm ảnh hưởng chuyển hoá canxi và sự tạo xương, bệnh suy thận mạn hoặc phải chạy Thận nhân tạo lâu ngày gây mất canxi qua đường tiết niệu, các bệnh xương khớp mạn tính đặc biệt là Viêm khớp dạng thấp và thoái hoá khớp.
  • Sử dụng dài hạn một số thuốc: Chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid (Corticosteroid một mặt ức chế trực tiếp quá trình tạo xương, mặt khác làm giảm hấp thu canxi ở ruột, tăng bài xuất canxi ở thận và làm tăng quá trình hủy xương).
  • Người cao tuổi có nguy cơ loãng xương.
  • Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ loãng xương.
Xét nghiệm mật độ xương là gì? Ai nên kiểm tra mật độ xương? - ảnh 2
Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ loãng xương

5. Theo dõi, quản lý loãng xương

  • Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài và theo dõi sát để bảo đảm sự tuân thủ điều trị. Nếu không tuân thủ điều trị, sẽ không có hiệu quả điều trị.
  • Đo khối lượng xương (phương pháp DXA) 2 năm/lần để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.
  • Thời gian điều trị loãng xương kéo dài từ 3 – 5 năm (tùy mức độ loãng xương), sau đó người bệnh cần được đánh giá lại tình trạng bệnh và bác sĩ sẽ chỉ định các trị liệu tiếp theo.

Nguồn tham khảo: Acog.org