Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Giời leo ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, Cách chăm sóc và Phòng ngừa

25/09/2021
Giời leo ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, Cách chăm sóc và Phòng ngừa

Giời leo hay còn gọi là Zona ở trẻ là một bệnh rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh thường khiến cha mẹ lo lắng không biết nên làm thế nào để xử lý giời leo cho trẻ nhanh nhất mà không để lại sẹo.

1. Bệnh Giời leo ở trẻ là gì?

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị Giời leo hơn so với người lớn. Giời leo còn có tên gọi khác là Zona (zoster hoặc herpes zoster) ở trẻ là một bệnh rất nguy hiểm, bệnh gây các mụn nước, bọng nước ở da nếu không được điều trị sớm có thể nhiễm khuẩn.

Do trẻ nhỏ chưa thể nói hoặc không diễn Tả chính xác cảm nhận của mình khi bị bệnh, vì vậy bố mẹ cần quan sát các biểu hiện bên ngoài từ đó có cách trị giời leo ở trẻ cho phù hợp.

Bệnh giời leo không lây, tuy nhiên có thể lây thủy đậu cho người chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin phòng thủy đậu.

2. Nguyên nhân trẻ mắc bệnh giời leo

  • Do sự tái hoạt của virus gây bệnh thủy đậu Varicella zoster
  • Sức đề kháng yếu là điều kiện thuận lợi để virus tấn công. Vì lúc này hoạt động của virus không bị cản trở bởi các kháng thể.
  • Khi thời tiết lạnh, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh.
  • Ở trẻ đã bị thủy đậu, nguyên nhân khiến virus này tái hoạt động trong cơ thể vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi.
Giời leo ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, Cách chăm sóc và Phòng ngừa - ảnh 1
Sức đề kháng yếu là điều kiện thuận lợi để virus tấn công

3. Dấu hiệu bệnh giời leo ở trẻ

Từ 1 – 3 ngày đầu trên da của trẻ nổi lên các ban đỏ, Mụn nước thành từng cụm, cảm giác đau, có thể hơi ngứa. Nếu để ý sẽ thấy trẻ hay tự gãi hay cọ xát vào vùng da này hơn. Có những trẻ bị Sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38,5 độ C, ăn kém, đau mỏi toàn thân.

Sau đó các nốt mụn đỏ này phồng rộp lên chuyển dần sang màu trắng đục có mủ bên trong. Lúc này trẻ sẽ quấy khóc nhiều hơn, người mệt mỏi, khó chịu và dễ bỏ ăn. Do đau và mệt nên trẻ thường không muốn ăn cũng như luôn khó chịu, hay khóc. Nếu không điều trị thì khoảng 2 – 3 tuần các Mụn nước sẽ tự vỡ và để lại Sẹo trên da của trẻ.

Các triệu chứng khác là đau, Giảm thính lực một bên tai, mất vị giác phần trước lưỡi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và có thể yếu một bên mặt. Đôi khi, sự Giảm thính lực và liệt mặt không hồi phục được. Một số trường hợp có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nếu các vết thương không được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ.

4. Cách trị giời leo cho trẻ an toàn

  • Bệnh giời leo ở trẻ em sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với anh chị em trong nhà để đề phòng lây bệnh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn nhất là các loại nước hoa quả, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng.
  • Khi điều trị tại nhà cho trẻ, cha mẹ cần tham vấn bác sĩ về việc vệ sinh các mụn nước, bọng nước trên da và việc sử dụng các thuốc bôi tại chỗ.
  • Nếu điều trị tại nhà không giảm được cơn đau do zona, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa.
Giời leo ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, Cách chăm sóc và Phòng ngừa - ảnh 2
Nếu có dấu hiệu của viêm nhiễm, cha mẹ nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ về việc có thể bôi các loại kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ theo toa hay không

5. Hướng dẫn chăm sóc tốt vết Loét da do giời leo

Trong thời gian trẻ bị bệnh,cha mẹ vẫn nên vệ sinh cơ thể cho trẻ thường xuyên. Khi mụn nước phồng rộp và vỡ loét ra cần trông chừng bé cẩn thận, tránh để dây sang vùng da lành bên cạnh. Trước hết, cha mẹ cần ngăn không cho trẻ cào hay gãi vào vết loét. Nếu không bị tác động, mụn nước sẽ đóng vảy và rụng đi một cách tự nhiên mà không để lại sẹo.

Có thể sử dụng chườm lạnh, gạc ẩm nếu chúng làm trẻ thấy dễ chịu hơn. Sau khi chườm lạnh, cha mẹ nên bôi kem dưỡng để giúp làm dịu da của trẻ nếu trường hợp chưa có bọng nước.

Không tự pha nước muối để sát khuẩn da vì nồng độ có thể quá đậm đặc gây tổn thương da trẻ, nên dùng nước muối sinh lý 0.9% để làm sạch vùng da bị bệnh mỗi ngày 2 lần. Cần tắm hàng ngày để làm sạch da, tránh bội nhiễm.

6. Sử dụng thuốc để điều trị giời leo

Nếu trẻ bị đau thần kinh sau Zona thường xuất hiện 30-60 ngày sau khi nổi phát ban hay sau khi liền sẹo, bạn cần cho bé sử dụng thuốc giảm đau. Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn như acetaminophen.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau không kê đơn, vì các thuốc giảm đau chứa acetaminophen khi trẻ uống quá nhiều có thể gây tổn thương gan.

Dung dịch thuốc làm mát da, xoa dịu cơn ngứa: kem kẽm, hồ nước...

Thuốc kháng sinh bôi như Bactroban, Fucidin... Dùng các thuốc này khi da có biểu hiện nhiễm khuẩn.

Bôi thuốc xanh Methylen: Cha mẹ nên mua kèm với lọ nước muối sinh lý, gạc y tế, bông gòn. Vệ sinh nhẹ nhàng vùng da của trẻ khi có hiện tượng bị giời leo bằng nước muối sinh lý.Sau đó dùng tăm bông chấm nhẹ thuốc xanh lên các hạt mụn chưa thành bọng nước.

7. Lưu ý khi điều trị giời leo cho trẻ Giời leo ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, Cách chăm sóc và Phòng ngừa - ảnh 3

Khi bôi thuốc hoặc rửa vết thương cho trẻ, cha mẹ không nên dùng tay trực tiếp

Để bệnh giời leo không lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể của trẻ và giúp trẻ phục hồi nhanh hơn, cha mẹ cần lưu ý:

  • Luôn để trẻ trong tầm mắt và ngăn cản không để trẻ cào gãi tổn thương. Chỉ khi không bị tác động, các nốt mụn nước mới nhanh khô lại và đóng vảy một cách tự nhiên mà không gây ra Sẹo xấu trên da. Ngược lại, việc trẻ dùng tay gãi có thể khiến mụn nước bị vỡ ra, gây nguy cơ bội nhiễm cao.
  • Chườm khăn lạnh lên vùng ban đỏ chưa thành bọng nước có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Giữ cho khu vực da bị bệnh của trẻ luôn sạch sẽ bằng cách rửa bằng nước sạch. Không dùng xà phòng để rửa khiến tổn thương bị kích ứng, gây xót.
  • Khi bôi thuốc hoặc rửa vết thương cho trẻ, cha mẹ không nên dùng tay trực tiếp. Thay vào đó, hãy mang găng tay y tế để không bị lây nhiễm virus gây bệnh.

8. Khi trẻ bị giời leo cần ăn uống như thế nào?

Những thực phẩm nên ăn:

  • Trái cây tươi và rau quả được xem là sản phẩm rất tốt cho người bệnh giời leo, đặc biệt là chuối. Chúng chứa nhiều vitamin B6 có lợi cho hệ thần kinh.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn giàu vitamin C, rau xanh và trái cây để bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng của trẻ. Tránh để trẻ ăn đồ ngọt, thực phẩm đóng hộp trong thời gian đang bị bệnh.
  • Cá và thịt gia cầm cũng là một loại thực phẩm với nhiều loại axit amin cần thiết cho trẻ.
  • Ngũ cốc nguyên hạt chưa qua tinh chế có thể giúp cơ thể hoạt động tốt bằng cách cung cấp một số vitamin và chất xơ lành mạnh để tối ưu hóa hệ thống tiêu hóa của trẻ.
  • Hãy cho trẻ uống nhiều nước. Bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc và hàm lượng vitamin cho cơ thể.

Thực phẩm không nên ăn:

  • Kiêng ăn một số thực phẩm có thể gây Sẹo xấu trên da của trẻ như: đồ nếp, rau muống, đồ cay nóng, các chất kích thích...
  • Những loại thực phẩm có chứa Gelatin và Collagen có xu hướng thúc đẩy virus bệnh giời leo như: Lúa mì, yến mạch, bánh mì trắng,..
  • Trong chocolate có chứa nhiều Arginine. Đó là một hoạt chất có thể làm cho bệnh giời leo bùng phát và khiến trẻ đau đớn.
  • Các loại ngũ cốc và hạt giống đã tinh chế có lượng Arginine khá cao, khiến cho triệu chứng bệnh giời leo thêm trầm trọng.
  • Hạt điều, hạt bí ngô và hạt macadamia cũng có tỷ lệ Arginine khá cao. Quả óc chó, hạt vừng, hạnh nhân và quả phỉ cũng có tỷ lệ Arginine cao không kém. Do đó, cần hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn này.
  • Khi mắc bệnh giời leo, trẻ cần tránh đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt các loại.
  • Cần phải tránh thức uống có đường, caffeine
Giời leo ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, Cách chăm sóc và Phòng ngừa - ảnh 4
Tránh ăn các loại đồ ăn nhanh

9. Phòng tránh bệnh giời leo ở trẻ

  • Tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu cho trẻ.
  • Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống, đồ vật cá nhân với người bệnh vì có thể lây nhiễm .
  • Không tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ cơ thể của người bệnh.
  • Khử trùng các vật dụng mà người bệnh đã từng sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
  • Cho trẻ ăn chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa hoạt tính của virus gây bệnh.
  • Đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.
  • Ăn nhiều rau xanh, thịt cá và hoa quả để cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng phòng chống bệnh từ bên trong.
  • Không nên để những đứa trẻ khác dùng chung các vật dụng cá nhân với trẻ bị bệnh.
  • Quần áo trẻ nên chọn loại có chất liệu mỏng nhẹ, thông thoáng để trẻ cảm thấy dễ chịu.
  • Nên rửa tay thường xuyên trước khi ăn.