Đau vai

Tóm tắt Đau vai

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Đau vai

Vai có phạm vi chuyển động rộng và linh hoạt. Khi có vấn đề gì xảy ra với vai, bạn sẽ gặp khó khăn trong vận động và bị đau đớn, khó chịu. Đau vai có thể phát sinh từ bản thân khớp vai hoặc từ bất kỳ cơ, dây chằng hoặc gân nào xung quanh. Đau vai ở khớp thường nặng hơn khi các cánh tay hoặc vai hoạt động hoặc cử động.

Triệu chứng

đau và khó chịu khi bạn vận động vai.

Chẩn đoán

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng đau vai?

Trong trường hợp chấn thương cấp tính gây ra cơn đau dữ dội, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu cơn đau ít nghiêm trọng hơn, bạn có thể nghỉ ngơi vài ngày để xem tình trạng có tự hồi phục không. Nếu triệu chứng vẫn còn, bạn nên gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân gây đau vai và lựa chọn phương pháp điều trị.

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ:

  • Tiền sử bệnh. Bác sĩ có thể hỏi bạn đau như thế nào và cơn đau bắt đầu khi nào, cho dù tình trạng này đã xảy ra trước đó và đã được điều trị ra sao và hỏi thêm các câu hỏi khác để giúp xác định cả sức khoẻ chung và nguyên nhân đau vai;

  • Khám thực thể. Bác sĩ sẽ khám tổng quát cho bạn để tìm ra nguyên nhân gây đau vai. Bác sĩ sẽ tìm các thực thể bất thường, sưng, dị dạng hoặc yếu cơ và kiểm tra các vùng nhạy đau cũng như quan sát phạm vi chuyển động và sức mạnh của vai;

  • Chụp X-quang chi, chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm;

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Công cụ này kết hợp tia X với công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh rất chi tiết về xương ở vùng vai;

  • Điện cơ. Bác sĩ có thể yêu cầu một xét nghiệm chẳng hạn như EMG (điện cơ đồ), để đánh giá chức năng thần kinh;

  • Mạch đồ. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào vai để quan sát rõ hơn tình trạng các khớp, cơ và dây chằng xung quanh;

  • Nội soi khớp. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ nhìn vào bên trong khớp với một máy ảnh gắn ở đầu sợi quang. Nội soi khớp có thể thấy chấn thương mô mềm mà không phát hiện được khi khám, chụp X-quang và các xét nghiệm khác. Ngoài việc giúp tìm nguyên nhân gây đau, nội soi khớp có thể được sử dụng để điều trị.

Tìm kiếm bác sĩ theo chuyên khoa
XEM THÊM
Tìm kiếm bác sĩ theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm bệnh viện theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm phòng khám theo quận tại Hà Nội