Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng một loại thức ăn nào đó là có hại. Chúng có thể là bệnh mãn tính (kéo dài một thời gian dài) hoặc cấp tính (đột ngột)

Triệu chứng

Đối với một số người, phản ứng dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt có thể gây khó chịu nhưng không nghiêm trọng

Tổng quan

Dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là bệnh gì?

Dị ứng thức ăn là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng một loại thức ăn nào đó là có hại. Chúng có thể là bệnh mãn tính (kéo dài một thời gian dài) hoặc cấp tính (đột ngột). Phản ứng cấp tính có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hoặc thậm chí xảy ra phản ứng đe dọa đến tính mạng gọi là sốc phản vệ.

Những ai thường mắc phải bệnh Dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm)?

Dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Dị ứng thức ăn xảy ra 6% đến 8% ở trẻ em và khoảng 4% người lớn. Trẻ em có thể bị dị ứng với sữa, đậu nành, lúa mì và trứng.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?

Đối với một số người, phản ứng dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt có thể gây khó chịu nhưng không nghiêm trọng. Đối với những người khác, phản ứng dị ứng thức ăn có thể rất đáng sợ và thậm chí đe dọa tính mạng. Các triệu chứng Dị ứng thực phẩm thường xuất hiện trong vòng vài phút đến hai tiếng sau khi ăn các thức ăn gây dị ứng.

Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thức ăn phổ biến nhất bao gồm:

  • Nổi mề đay, ngứa;

  • Ngứa ran hoặc Ngứa trong miệng;

  • Chóng mặt, choáng hoặc Ngất xỉu;

  • Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở;

  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hay nôn mửa;

  • Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể;

  • Sốc phản vệ: ở một số người, dị ứng thức ăn có thể kích hoạt một phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ. Điều này có thể gây ra các dấu hiệu đe dọa tính mạng và triệu chứng, bao gồm tình trạng co thắt và thắt chặt của đường hô hấp, cổ họng sưng hoặc cảm giác có khối u trong cổ họng làm khó thở, tụt huyết áp nghiêm trọng, chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh. Khi bị sốc phản vệ, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt, sốc phản vệ có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng dị ứng thức ăn ngay sau khi ăn. Hãy gặp bác sĩ ngay khi các phản ứng dị ứng xảy ra, điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán dễ hơn. Bạn cần được điều trị khẩn cấp nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của sốc phản vệ.

Dị ứng thức ăn - Ảnh minh họa 1
Dị ứng thức ăn - Ảnh minh họa 2
Dị ứng thức ăn - Ảnh minh họa 3
Dị ứng thức ăn - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?

Khi bạn bị dị ứng thức ăn, hệ thống miễn dịch nhầm một loại thức ăn cụ thể hoặc một chất có trong thức ăn là có hại. Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ sản sinh ra các kháng thể được gọi là kháng thể globulin miễn dịch E (IgE) để trung hòa các tác nhân gây dị ứng. Các kháng thể IgE cảm nhận và tác động lên hệ thống miễn dịch của bạn để giải phóng chất histamine. Chất này gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng bao gồm chảy nước mũi, ngứa, khô họng, phát ban và nổi mề đay, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, thậm chí sốc phản vệ.

Phần lớn các bệnh dị ứng thức ăn gây ra bởi một số protein có trong: động vật có vỏ như tôm, tôm hùm và cua; đậu phộng; hạt cây, như quả óc chó và quả hồ đào; cá hoặc trứng.

Ở trẻ em, dị ứng thực phẩm thường được gây bởi các protein trong: trứng, sữa, đậu phộng, hạt cây, lúa mì.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm)?

Các yếu tố dẫn đến có nguy cơ bị dị ứng thức ăn bao gồm:

  • Tin s gia đình: bạn có nguy cơ gia tăng các bệnh dị ứng thức ăn nếu bị suyễn, chàm, mề đay hay dị ứng di truyền từ gia đình của bạn;

  • Tin s d ng thăn: nếu bạn đã bị dị ứng với một loại thức ăn, bạn có thể có nguy cơ cao mắc các dị ứng khác;

  • Mc các d ng khác: nếu bạn có dị ứng khác, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng hoặc chàm, nguy cơ bị dị ứng thức ăn sẽ cao hơn bình thường;

  • Tui tác: dị ứng thức ăn là phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh;

  • Bnh hen: hen và dị ứng thức ăn thường xuất hiện cùng nhau.

Ngoài ra, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xảy ra một phản ứng phản vệ bao gồm: có tiền sử của bệnh hen và thường xảy ra ở thanh thiếu niên.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm)?

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh dị ứng thức ăn bao gồm:

  • Tránh ăn những thức ăn có vấn đề (ví dụ như thức ăn đã hư hỏng, hết hạn sử dụng…);

  • Đọc nhãn thức ăn mỗi khi mua và trước khi chuẩn bị thức ăn;

  • Học cách sử dụng thuốc tiêm chống dị ứng và chỉ cho những người khác xung quanh bạn, phòng trường hợp bạn bị dị ứng thức ăn đột ngộ Luôn luôn mang thuốc trong người;

  • Đeo một chiếc vòng tay hoặc vòng cổ cảnh báo y tế để cho người khác biết về dị ứng của bạn;

  • Thông báo gia đình, người giữ trẻ, và các giáo viên nếu con của bạn có bệnh dị ứng thực phẩm;

  • Rửa kỹ dụng cụ nhà bếp và các bề mặt trước khi nấu ăn cho trẻ. Như vậy sẽ giúp ngừa chất gây dị ứng mà trẻ không ăn được dính vào thức ăn của trẻ.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm)?

Cách duy nhất để tránh bị dị ứng là tránh các thức ăn gây ra các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng.

Đối với một phản ứng dị ứng nhẹ, thuốc không kê toa hoặc thuốc kháng histamin có thể giúp giảm các triệu chứng. Những loại thuốc này có thể được thực hiện sau khi tiếp xúc với thức ăn gây dị ứng để giúp giảm ngứa hoặc phát ban. Tuy nhiên, thuốc kháng histamin không thể dùng điều trị dị ứng nghiêm trọng.

Đối với dị ứng nghiêm trọng, bạn có thể cần tiêm epinephrine và đến phòng cấp cứu. Hai phương pháp điều trị thông thường là Anti-IgE và liệu pháp miễn dịch đường uống.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm)?

Không có phương pháp kiểm tra tiêu chuẩn để xác nhận hoặc loại trừ dị ứng thức ăn. Trước khi đưa ra chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng, các loại thức ăn bạn đã ăn gần đây nhất. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm máu. kiểm tra da hoặc kiểm tra tâm lý nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.