Phổi kẽ

Bệnh phổi kẽ là các tổn thương gây ra sẹo tiến triển ở mô phổi, gây tình trạng khó thở và thiếu ôxy cho cơ thể. Hầu hết các ca bệnh tổn thương tiến triển dần dần, nhưng cũng có một số trường hợp xuất hiện đột ngột

Tên gọi khác: Sẹo phổi, Viêm mô phổi kẽ, Viêm phổi kẽ

Triệu chứng

Sẹo phổi, Viêm mô phổi kẽ hay Viêm phổi kẽ là Khó thở, ho khan, thở khò khè, đau ngực, da xanh tím.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Sử dụng thuốc Steroid và các thuốc khác.

Tổng quan

Sẹo phổi, Viêm mô phổi kẽ hay Viêm Phổi kẽ là bệnh gì?

Bệnh phổi kẽ là các tổn thương gây ra Sẹo tiến triển ở mô phổi, gây tình trạng khó thở và thiếu ôxy cho cơ thể. Hầu hết các ca bệnh tổn thương tiến triển dần dần, nhưng cũng có một số trường hợp xuất hiện đột ngột. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như nhiễm trùng, tiếp xúc với chất độc, phóng xạ và một số thuốc, đôi khi không rõ nguyên nhân. Nếu tình trạng bệnh nặng, cơ thể không được cung cấp đủ ôxy, bệnh nhân có thể bị Huyết áp cao trong động mạch phổi và suy tim phải, dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Triệu chứng

Sẹo phổi, Viêm mô phổi kẽ hay Viêm phổi kẽ là Khó thở, Ho khan, thở khò khè, đau ngực, da xanh tím.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Sinh thiết phế quản hay phổi có thể được thực hiện để xác định chẩn đoán.

  • Chụp X-quang và CT Scan phổi, xét nghiệm chức năng phổi (PFTs), soi phế quản.

  • Xét nghiệm Khí máu động mạch (ABG) đo lượng oxy trong máu thường được thực hiện.

Điều trị

Không có cách chữa khỏi sẹo phổi, điều trị chủ yếu nhằm mục đích làm giảm sự gia tăng sẹo:

  • Sử dụng thuốc Steroid và các thuốc khác.

  • Liệu pháp thở ôxy được sử dụng để ngăn ngừa huyết áp cao của động mạch phổi và suy tim phải.

  • Trường hợp nghiêm trọng cần phẫu thuật cấy ghép phổi.

Phổi kẽ - Ảnh minh họa 1
Phổi kẽ - Ảnh minh họa 2
Phổi kẽ - Ảnh minh họa 3
Phổi kẽ - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Bệnh phổi kẽ là các tổn thương gây ra sẹo tiến triển ở mô phổi, gây tình trạng khó thở và thiếu ôxy cho cơ thể. Hầu hết các ca bệnh tổn thương tiến triển dần dần, nhưng cũng có một số trường hợp xuất hiện đột ngột. 

Bệnh phổi kẽ có thể được phân loại thành nguyên nhân biết và chưa biết. Nguyên nhân phổ biến được biết đến bao gồm các bệnh tự miễn dịch hoặc bệnh về khớp, tiếp xúc nghề nghiệp và hữu cơ, thuốc men, và bức xạ. Bệnh phổi kẽ không rõ nguyên nhân bào gồm xơ hóa phổi tự phát, bệnh xơ phổi, viêm phổi kẽ tự phát.

Khi phổi đã bị sẹo thường không thể hồi phục. 

Phòng ngừa

  • Tiếp xúc lâu dài với một số độc tố hoặc các chất ô nhiễm

  • Hít phải bụi Silic, sợi Amiăng, bụi kim loại; tiếp xúc với khói, hóa chất, xăng dầu, Amoniac, khí clo...

  • Hít phải các chất hữu cơ như: ngũ cốc, mía đường, bụi từ phân chim, động vật, nấm mốc.

  • Nhiễm khuẩn: nhiễm virus, vi khuẩn, nấm và nhiễm ký sinh trùng.

  • Bức xạ: bệnh nhân đã được xạ trị liệu thì mức độ bệnh nặng phụ thuộc liều chiếu xạ.

  • Thuốc bao gồm các loại thuốc hóa trị, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và các bệnh tim mạch khác, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh.

  • Một số bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ gồm: Lupus, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây viêm phổi mãn tính có thể dẫn đến xơ hóa phổi.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể biết rõ nguyên nhân. Các yếu tố nguy cơ gồm: viêm phổi kẽ, viêm tiểu phế quản, người trên 50 tuổi, hút thuốc lá thuốc lào, trào ngược dạ dày thực quản do acid dạ dày hoặc muối mật vào phổi.

Điều trị

  • Bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào.

  • Sử dụng quần áo bảo hộ lao động trong các nghề nghiệp phải tiếp xúc với các chất ô nhiễm, bụi Silic, sợi Amiăng, bụi kim loại, khói, hóa chất, bụi hữu cơ như ngũ cốc, mía đường, chăn nuôi chim, gà, động vật.

  • Ðiều trị triệt để các bệnh nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, toàn thân và nhất là bệnh ở phổi.

  • Ðối với bệnh nhân đã sử dụng xạ trị liệu, hóa trị liệu hoặc dùng các thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc tâm thần và một số thuốc kháng sinh... cần được theo dõi chặt chẽ, khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm bệnh phổi kẽ và điều trị kịp thời, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ và tập luyện thể dục thường xuyên đều đặn.

  • Ðiều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi kẽ như Lupus, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp…