Tên gọi khác: Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn
Triệu chứng
Một nửa số người bị viêm cầu thận cấp tính không có triệu chứng. Các triệu chứng có thể bao gồm: phù mặt, mí mắt và chân do giữ nước, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu do có chứa máu
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu và nước tiểu để đo chức năng thận.
Điều trị
Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, ăn nhẹ, hạn chế muối và giảm đạm. Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn: Penicillin, liệu pháp kháng sinh phối hợp giữa Penicillin
Tổng quan
Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn hay Viêm cầu thận cấp là bệnh gì?
Hội chứng viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp. Viêm cầu thận cấp phát sinh do nhiễm liên cầu, tụ cầu, phế cầu hoặc vi-rút. Hội chứng Viêm cầu thận cấp còn biểu hiện thứ phát sau các bệnh như Lupus ban đỏ hệ thống, ban dạng thấp, viêm quanh động mạch dạng nút. Viêm cầu thận cấp ác tính hay viêm cầu thận bán cấp hiện nay được gọi là viêm cầu thận thể tiến triển nhanh, có thể gây tử vong sớm do suy thận và ít khi người bệnh qua khỏi 6 tháng nếu không được điều trị.
Triệu chứng
Một nửa số người bị viêm cầu thận cấp tính không có triệu chứng. Các triệu chứng có thể bao gồm: phù mặt, mí Mắt và chân do giữ nước, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu do có chứa máu, huyết áp tăng, buồn ngủ, lẫn lộn. Ở những người lớn tuổi, các triệu chứng không đặc hiệu, như buồn nôn và cảm giác khó chịu. Suy nhược, mệt mỏi, sốt, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, đau khớp. Khoảng 50% bệnh nhân có các triệu chứng giống như cúm trong tháng trước khi suy thận phát triển.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Xét nghiệm máu và nước tiểu để đo chức năng thận.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).
Chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) thận, sinh thiết thận để xác định nguyên nhân gây viêm.
Điều trị
Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, ăn nhẹ, hạn chế muối và giảm đạm. Dùng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn: Penicillin, liệu pháp kháng sinh phối hợp giữa Penicillin và thuốc ức chế Enzym Beta-lactamase (Augmentin) hoặc Cephalosporin thế hệ thứ 2 (Zinnat), thứ 3 (Cefixim).
Nguyên nhân
Hội chứng viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp.
Hiện nay, nhờ những tiến bộ khoa học, nhất là kỹ thuật sinh thiết thận. Người ta đều thống nhất rằng: Viêm cầu thận cấp không chỉ là một bệnh đơn thuần mà là một hội chứng gọi là hội chứng cầu thận cấp. Lý do là vì bệnh cảnh lâm sàng thường giống nhau nhưng tổn thương mô bệnh học lại đa dạng, bệnh phát sinh không chỉ do liên cầu mà có thể sau nhiễm tụ cầu, phế cầu, vi-rút.
Hội chứng viêm cầu thận cấp còn biểu hiện thứ phát sau các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống, ban dạng thấp, viêm quanh động mạch dạng nút. Viêm cầu thận cấp ác tính hay viêm cầu thận bán cấp hiện nay được gọi là viêm cầu thận thể tiến triển nhanh. Tên gọi này đặc trưng cho bệnh là tiến triển nhanh, tử vong sớm do suy thận và ít khi người bệnh qua khỏi 6 tháng nếu không được điều trị.
Dịch tễ học - Tỷ lệ mắc bệnh: tỷ lệ mắc bệnh viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu không được biết một cách chính xác vì nhiều trường hợp bệnh được giữ điều trị ngay tuyến trước.
Tần suất bệnh giảm dần ở các nước công nghiệp hiện đại, nhưng vẫn còn thường gặp ở các nước nhiệt đới, các nước đang phát triển (châu Phi, vùng Caribé, châu Á, Nam Mỹ...). Bệnh xuất hiện dưới dạng tản phát, hoặc có thể thành từng vụ dịch, đặc biệt ở những nơi vệ sinh kém (những vụ dịch ở Trinidad, Maracaibo, Minnesota).
Liên quan giới và tuổi: Bệnh rất hiếm trước 2 tuổi, thường gặp ở trẻ từ 3 đến 8 tuổi, trẻ nam thường gặp hơn nữ (tỷ lệ nam/nữ = 2/1). Ở người lớn ít gặp hơn so với trẻ em.
Phòng ngừa
Viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn gồm
Vi khuẩn thường gây bệnh nhất là liên cầu tan huyết beta nhóm A (group A) được coi là mẫu hình của viêm cầu thận cấp. Chủng thường gây bệnh nhất là chủng 12, các chủng khác (1, 2, 4, 18, 24, 25, 49, 55, 57, 60) cũng có thể gây bệnh nhưng hiếm gặp hơn,
Thường chủng 4, 12, 24 nếu là nhiễm khuẩn ở cổ họng, chủng 14, 19, 50, 55, 57 nếu là nhiễm khuẩn ngoài da (khác với thấp khớp cấp vì trong thấp khớp cấp chủng liên cầu nào cũng có thể gây bệnh).
Một số vi khuẩn khác hiếm gặp hơn cũng có thể gây viêm cầu thận cấp như tụ cầu, phế cầu, thương hàn, não mô cầu, Klebsiella Pneumoniae,...
Một số siêu vi gây viêm họng cấp dịch tễ, quai bị, sởi, thủy đậu, Epstein Barr, viêm gan siêu vi B, Cyto megalo Virus (CMV)...
Nguyên nhân do nhiễm nấm: Histoplasmose
Nguyên nhân do nhiễm ký sinh trùng: Plasmodium Falciparum và Malariae, Toxoplasma Gondii, sán máng,...
Viêm cầu thận cấp không do nhiễm khuẩn
Các bệnh tạo keo: đặc biệt là lupus ban đỏ hệ thống, viêm quanh động mạch dạng nút, xuất huyết dạng thấp.
Các bệnh biểu hiện quá mẫn cảm với một số thuốc như Penicilline, Sulfamide, Vaccine hay một số thức ăn như tôm, cua...
Yếu tố nguy cơ
Tuổi 3 - 5, thường bị viêm da, chốc đầu ; 7 - 15 tuổi thường bị viêm họng, viêm amidan.
Nam:Nữ = 2:1 ở những trường hợp có biểu hiện lâm sàng ; ở những thể không triệu chứng nam nữ bằng nhau.
Cơ địa: dị ứng
Thời tiết: lạnh đột ngột dễ bị viêm họng, viêm amidan.
Vệ sinh răng miệng và da kém.
Điều trị
Phòng ngừa cho trẻ em nói chung:
Cần phát hiện và chữa các ổ nhiễm vi khuẩn ở họng-xoang, bệnh mụn nhọt, mủ da...
Chú ý phòng lạnh, chống rét cho trẻ.
Đối với bệnh nhi sau ra viện, vẫn cần được theo dõi bệnh:
Khi có nhiễm khuẩn họng, xoang tái phát, bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, phải sớm điều trị diệt khuẩn.3 tháng sau mắc bệnh mới được hoạt động thể lực vừa phải; 6 tháng sau mới được hoạt động thể lực mạnh, nhưng cấm tắm lạnh cho đến khi nước tiểu bình thường.
Nếu trẻ bị viêm cầu thận cấp nhẹ, sau sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn như nói ở trên hoặc khi bệnh nhi được ra viện về nhà, có thể dùng bài thuốc sau đây để điều trị củng cố:
Ngải diệp (lá ngải cứu khô): 10g
Kim ngân hoa khô: 5-10g
Râu ngô khô: 10g
Bông mã đề khô: 5g, cho 400ml nước sắc còn 50-100ml, pha thêm đường kính cho trẻ uống dần trong ngày, uống 30 ngày.