Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

3 tháng đầu mang thai - Những điều cần biết và phòng tránh

17/10/2020
3 tháng đầu mang thai - Những điều cần biết và phòng tránh

3 tháng đầu tiên của thai kỳ được xem là quan trọng nhất, ảnh hưởng rất lớn đến những giai đoạn phát triển thai nhi về sau đến khi ra đời. Vậy ở 3 tháng đầu mang thai bà bầu cần biết và phòng tránh những gì?

1. 3 tháng đầu mang thái cơ thể người mẹ sẽ thay đổi như thế nào?

Cơ thể người mẹ bầu 3 tháng đầu thường sẽ có những biểu hiện như: cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, luôn cảm thấy đói và thèm ăn những món ăn mà trước đó bạn không thích và cũng rất có thể bạn thờ ơ và ghét những món ăn trước khi Mang thai bạn vô cùng thích. Mẹ bầu sẽ dễ Dị ứng với mùi và có cảm giác buồn nôn, hay đau đầu, Chóng mặt và thường xuyên buồn đi tiểu.

Đây là những biểu hiện hết sức bình thường và phổ biến đối với bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Do lúc này cơ thể người mẹ sản sinh ra nhiều máu hơn để cung cấp cho thai nhi, sự tắng hormone và kích thước tử cung cũng tăng lên.

2. 3 tháng đầu mang thai tâm lý phụ nữ như thế nào?

Giai đoạn đầu mang thai có thể thuận buồm xuôi gió đối với nhiều phụ nữ, nhưng cũng có rất nhiều bà mẹ cảm thấy tâm trạng mình khá “bấp bênh” (đặc biệt là các bà mẹ mang thai lần đầu). Các mẹ thường lo lắng nhất là trong giai đoạn đầu mang thai. Nếu như bạn cũng cảm thấy mình trở nên dễ xúc động hơn, vui buồn bất chợt, hãy yên tâm, đây là những hết sức bình thường của tất cả các bà mẹ khi mang thai, bạn đừng nên quá lo lắng.

Các mẹ bầu có thể trải qua một hoặc nhiều trong số những cảm giác sau đây:

  • Hứng thú, ngạc nhiên với mọi thứu nhưng đồng thời cũng lo lắng và bối rối.
  • Thay đổi tính tình thất thường và bất chợt.
  • Nghi ngờ khả năng làm mẹ của mình sau khi em bé sinh ra đời.
  • Hứng khởi, có cảm giác muốn cho cả thế giới biết được bạn đang mang thai
  • Mẹ sẽ cảm thấy yêu ông xã/chồng mình vô cùng, nhưng rồi sau đó lại thơ ơ, bỏ mặc.
  • Cảm thấy tiếc nuối khi phải chia tay “thời con gái”, phải hy sinh sự nghiệp hoặc từ bỏ những bữa tiệc vui vẻ, lo lắng đến ngoại hình sau khi sinh…
  • Trở nên nhạy cảm hơn, có thể dễ dàng khóc khi coi một bộ phim buồn, hay nhìn thấy ảnh của em bé.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm giác cơ thể có nhiều thay đổi vì có một sinh linh đang lớn dần trong bụng, có nhiều suy nghĩ mà mẹ bầu chưa từng nghĩ tới, hay thậm chí mơ về ngày bạn sinh con, con bạn trông như thế nào v.v Tính tình của mẹ khi mang thai cũng thay đổi chóng vánh, nắng mưa thất thường, dễ buồn, dễ cảm. Đây là những dấu hiệu bình thường trong thời kỳ này và mẹ nên yên tâm vì đây chỉ là những thay đổi nội tiết tố trong thời gian có thai.

3. Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

3.1 Dấu hiệu có thai

Đối với các mẹ mong muốn có thai thì phải luôn đảm bảo thời gian từ khi quan hệ đến khi có thai luôn được theo dõi sát sao. Nên sử dụng que thử thai cũng như chú ý các dấu hiệu để phát hiện thai kịp thời nhằm bảo vệ thai nhi khỏi các tác động mạnh từ bên ngoài.

Việc phát hiện thai sớm sẽ giúp cho người mẹ chủ động hơn trong việc thay đổi các thói quen đi đứng hàng ngày, ăn uống hợp lý hơn, tránh các vận động mạnh như chạy, nhảy... sẽ dẫn tới động thai, rất nguy hiểm.

Các dấu hiệu mà các người mẹ có thể dựa vào là máu báo thai, tức là có ra máu nhưng chưa đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Hoặc cơ thể cảm thấy mệt mỏi nhiều, có hiện tượng đi tiểu nhiều hơn bình thường, có cảm giác chán ăn hay chóng mặt, đau đầu hoặc dễ buồn nôn. Đặc biệt, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là trễ kỳ kinh nguyệt và thi thoảng cũng có cảm giác ngực bị căng tức, nhũ hoa sẽ chuyển sang màu sẫm hơn. Nếu có một trong những các dấu hiệu trên thì phụ nữ cần phải dùng que thử thai ngay.

3.2 Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu để tránh sảy thai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Sảy thai mà phần lớn thường xảy ra trong giai đoạn khoảng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ. Nhiều phụ nữ bị Sảy thai mà không biết mình đang có thai.

Vì vậy việc đầu tiên là cần phải phát hiện mình có thai sớm, việc này sẽ gia tăng tỷ lệ sinh con được khỏe mạnh. Nguyên nhân bị sảy thai là rất nhiều, có thể do thai dị dạng hoặc sai lệch về nhiễm sắc thể trong lúc quá trình phân bào, cũng có thể là do tiền sử gia đình và bản thân. Tuy nhiên để tránh những trường hợp xấu và để giảm tối thiểu khả năng sảy thai thì phụ nữ cần nắm rõ những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu này.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyên người phụ nữ khi mang thai và sinh con nên cách nhau 24 tháng để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và đứa trẻ. Những người mẹ càng lớn tuổi thì sinh con càng khó và nguy cơ dễ xảy ra các biến chứng cao hơn. Nếu sinh con quá dày, với thời gian 2 lần sinh nở cách nhau là 6 tháng thì tỷ lệ đẻ non của đứa sau rất cao, tăng lên 59% so với khi cách nhau 18 tháng, theo một nghiên cứu của Đại học British Colombia, Mỹ.

Trong thời gian mang thai ba tháng đầu này, người mẹ phải tránh các hoạt động mạnh, các môn thể thao vận động dùng sức, mạo hiểm như chạy bộ, nhảy dây, leo núi...

Việc tập thể dục là rất tốt cho phụ nữ mang thai nhưng hãy chú ý lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ... để tăng cường sức khỏe.

Các mẹ bầu cũng cần tránh những loại thức uống có cafein, rượu bia, thuốc lá để thai nhi phát triển mạnh khỏe. Đặc biệt, người mẹ cần phải giữ gìn sức khỏe để tránh các bệnh như cảm lạnh, đau bụng, truyền nhiễm.

Bên cạnh đó, mẹ nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

4. Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu lên ăn gì?

3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý cung cấp đủ từ 200 – 300 calo mỗi ngày và chỉ cần tăng thêm 1 – 2,5kg là tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Thai nhi lúc này vẫn còn quá nhỏ nên mẹ bầu chưa cần phải tăng nhiều cân. Mẹ luôn băn khoăn cần ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung những chất sau:

  • Axit folic: Dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của Não và cột sống em bé. Bạn cần bổ sung khoảng 400mg axit folic trong thực đơn mỗi ngày của mình. Tốt nhất là bổ sung axit folic ngay từ khi có dự định mang thai.
  • Canxi: Là chất không thể thiếu để hỗ trợ cho sự phát triển về xương của mẹ bầu khi mang thai và cả em bé trong bụng. Lượng canxi được cung cấp đủ cho cơ thể sẽ giúp bạn tránh bị loãng xương sau sinh.
  • Chất sắt: Bổ sung các loại thực phẩm chứa chất sắt là cách tốt nhất để bạn không bị thiếu máu khi mang thai. Chất sắt cũng góp phần giảm thiểu triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi thường gặp trong thai kỳ.
  • Chất đạm (protein): Cung cấp khoảng 20g protein mỗi ngày sẽ đảm bảo bé yêu của bạn phát triển hoàn thiện tế bào não, đồng thời giúp tuyến vú và mô tử cung của bạn phát triển tốt trong suốt thai kỳ.
  • Vitamin D: Từ khi còn là phôi thai, bé đã cần phát triển hệ xương, do đó, mẹ bầu cần tăng cường vitamin D từ thực phẩm hoặc ánh nắng mặt trời. Sưởi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tối ưu. Lưu ý chọn nắng sớm buổi sáng, để ánh nắng chiếu trực tiếp lên cơ thể là tốt nhất.
  • Vitamin C: Chất chống oxy hóa hữu hiệu, giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của cơ và mạch máu cho bào thai.

3 tháng đầu mang thai - Những điều cần biết và phòng tránh - ảnh 1

Một số loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu dưới đây cũng sẽ là gợi ý tốt cho bạn:

  • Trứng: Trứng gà chứa nhiều protein, vitamin D, cần thiết cho sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh trứng gà, nhiều mẹ bầu thường chia sẻ nhau bí quyết ăn trứng ngỗng giúp con thông minh hơn. Nhưng thực chất, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh giả thuyết này. Trứng ngỗng chứa nhiều chất béo nhưng lại chứa ít protein hơn trứng gà, do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn trứng ngỗng để tránh bị thừa chất béo.
  • : Các loại cá nhiều dinh dưỡng như cá hồi, cá trích, cá cơm, cá tuyết,… sẽ hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển của thai nhi. Hãy thường xuyên chế biến các món ăn với nguyên liệu chính là cá để thay đổi đa dạng thực đơn của mình và tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Thịt: Là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất, thịt bò và thịt gà nên hiện diện trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu 3 tháng đầu.
  • Rau xanh: Một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa nhiều mẹ bầu thường mắc phải khi mang thai chính là táo bón. Do đó, sự xuất hiện của rau xanh trong các bữa ăn của mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu là vô cùng cần thiết. Hàm lượng chất xơ có trong rau xanh (28 – 30g/ ngày) là tốt nhất cho hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé.
  • Sữa chua: Chứa nhiều vitamin D, canxi và các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngay từ khi mang thai 3 tháng đầu, chế độ dinh dưỡng của bạn nên có một hũ sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng táo bón.
  • Nước: Dù ít được tính là “thực phẩm”, nhưng nước gần như là thành phần không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của mẹ bầu và thai nhi. Uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày sẽ hạn chế hiện tượng đau đầu, co giật tử cung, ốm nghén, táo bón, khó tiêu và một số bệnh thường gặp khác, đồng thời giúp mẹ bầu luôn thấy khỏe khoắn, tươi tắn, dồi dào năng lượng.

5. Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu lên kiêng gì?

Tuy nhiên, mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý về dinh dưỡng vì có một số loại thực phẩm không tốt cho giai đoạn này, cần kiêng như: dứa, đu đủ xanh, rau ngót... sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến đau nhức, khó chịu, và có khả năng sảy thai.

Bên cạnh đó, người mẹ có thể bổ sung các sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa, nhưng lưu ý, hãy lựa chọn các loại đã tiệt trùng. Không nên sử dụng các sản phẩm sữa tươi vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Và đặc biệt các mẹ cần phải ăn chín uống sôi để bảo vệ cơ thể và sức khỏe của thai nhi tốt nhất.

6. Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần chú ý đến tâm lý

Trong tất cả các yếu tố trên thì tâm lý là quan trọng nhất khi mang thai 3 tháng đầu. Vì thế người mẹ phải giữ một tinh thần thoải mái nhất, tránh các trường hợp bị stress, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Phát hiện sớm các dấu hiệu mang thai và thay đổi lối sống, cố gắng nghỉ ngơi để an thai, tránh để thai nhi bị tác động mạnh gây động thai, sẩy thai hoặc những biến chứng ngoài ý muốn.

3 tháng đầu mang thai - Những điều cần biết và phòng tránh - ảnh 2

Hy vọng với những kiến thức ở trên có thể giúp mẹ có thêm kiến thức để đảm bảo sức khỏe của chính bản thân và thai nhi.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, Ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
  • Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
  • Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
  • Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
  • Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.