Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Áp xe hậu môn trực tràng: Phân loại và cách xử trí

11/06/2021
Áp xe hậu môn trực tràng: Phân loại và cách xử trí

Áp xe hậu môn trực tràng là tình trạng nhiễm trùng có dịch mủ ở vùng hậu môn trực tràng. Tùy vào vị trí tồn tại của dịch mủ, áp xe hậu môn trực tràng được phân thành nhiều loại khác nhau. Xử trí áp xe hậu môn trực tràng thường kết hợp điều trị nội ngoại khoa.

1. Áp xe hậu môn trực tràng là gì?

Áp xe hậu môn trực tràng là tình trạng các mô mềm xung quanh vùng hậu môn trực tràng bị viêm, nhiễm trùng, tạo thành các khối sưng đỏ và chứa mủ bên trong.

Áp xe ở hậu môn trực tràng gây khó chịu và đau đớn, nếu không được điều trị bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm.

2. Phân loại áp xe hậu môn trực tràng Áp xe hậu môn trực tràng: Phân loại và cách xử trí - ảnh 1

Một số loại áp xe hậu môn trực tràng

Tùy vào vị trí của khối áp xe có thể phân thành nhiều loại sau:

  • Áp xe dưới da: Khối áp xe chứa dịch mủ hình thành và nằm gần lỗ hậu môn, ở vị trí rất nông, dưới bề mặt da.
  • Áp xe dưới niêm mạc: Vị trí của khối áp xe là bên dưới niêm mạc, phía dưới thấp ống hậu môn, hoặc trên cao bóng trực tràng.
  • Áp xe giữa các cơ thắt: Khối áp xe hậu môn trực tràng nằm giữa các cơ thắt bên trong và ngoài, ở vị trí cao hoặc thấp. Ở vị trí thấp, áp xe thường bám vào bờ dưới cơ thắt ngoài. Ngược lại, ở vị trí cao, áp xe thường bám vào cơ thắt trong.
  • Áp xe trên cơ thắt: Khối áp xe nằm trên các cơ thắt hoặc mặt dưới của cơ nâng hậu môn.
  • Áp xe hố ngồi - trực tràng: Khối áp xe hình thành và phát triển trong hố ngồi - trực tràng, ở vị trí nông hoặc sâu.
  • Áp xe khoang chậu hông - trực tràng: Khối áp xe hậu môn trực tràng ở vị trí này có thể do áp xe hố ngồi - trực tràng phát triển từ dưới lên nằm phía trên cơ nâng hậu môn. Hoặc do nhiễm trùng từ các tạng trong ổ bụng hình thành.

3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây áp xe hậu môn trực tràng Áp xe hậu môn trực tràng: Phân loại và cách xử trí - ảnh 2

Vi khuẩn lao có thể gây viêm, nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng

Áp xe hậu môn trực tràng do các nguyên nhân sau gây ra:

3.1 Vi khuẩn

Một số loại vi khuẩn như lao, lị, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột phát triển và gây viêm, nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng. Một số yếu tố tạo điều kiện và môi trường để vi khuẩn phát triển có thể kể đến như vệ sinh hậu môn kém, mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm hậu môn, viêm nang lông, trĩ, nứt kẽ hậu môn, ...

3.2 Hậu phẫu

Người bệnh từng thực hiện tiểu phẫu về hậu môn, trực tràng, niệu đạo nhưng dụng cụ y tế không được vô trùng, không đảm bảo an toàn, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trùng, dẫn đến áp xe hậu môn trực tràng.

3.3 Dùng thuốc

Một số thuốc điều trị bệnh lý hậu môn trực tràng được dùng trong thời gian dài hoặc không đúng cách có thể gây kích thích, viêm nhiễm các mô ở vùng hậu môn trực tràng.

3.4 Quan hệ Tình dục đường hậu môn

Áp xe hậu môn trực tràng: Phân loại và cách xử trí - ảnh 3
Quan hệ Tình dục đường hậu môn có khả năng dễ dẫn đến áp xe hậu môn trực tràng

Bệnh nhân mắc bệnh đường sinh dục thực hiện quan hệ tình dục đường hậu môn trực tràng làm tổn thương và xâm hại các mô xung quanh hậu môn, trực tràng, gây nhiễm trùng.

Ngoài ra, một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ dẫn đến áp xe hậu môn trực tràng:

  • Suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng kém, cơ thể suy nhược (thường gặp ở trẻ nhỏ, người già, người bệnh).
  • Bị Chấn thương hoặc có dị vật trong trực tràng, hậu môn.
  • Mắc các bệnh viêm loét đại tràng, viêm ruột, viêm túi thừa, đái tháo đường.
  • Bị chấn thương, viêm vùng chậu hoặc sau khi phẫu thuật vùng chậu, xương cụt.

4. Triệu chứng áp xe hậu môn trực tràng

Áp xe hậu môn trực tràng gây ra các triệu chứng sau:

  • Sưng tấy đỏ gây đau vùng da xung quanh hậu môn trực tràng.
  • Mệt mỏi, sốt, kèm theo cảm giác ớn lạnh.
  • Đau nhức kéo dài khu vực hậu môn, đặc biệt là khi vận động hoặc ngồi.
  • Táo bón, khối áp xe gây đau khi đại tiện.
  • Nặng có thể chảy dịch mủ màu vàng đặc.

5. Biến chứng áp xe hậu môn trực tràng

  • Chảy mủÁp xe hậu môn trực tràng nếu không được điều trị, để lâu có thể gây ra một số biến chứng như:
  • Nhiễm trùng
  • Nứt kẽ hậu môn
  • Rò hậu môn
  • Viêm nang lông vùng quanh hậu môn
  • Ung thư hậu môn trực tràng

6. Cách xử trí áp xe hậu môn trực tràng Áp xe hậu môn trực tràng: Phân loại và cách xử trí - ảnh 4

Bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị áp xe hậu môn trực tràng

Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Điều trị áp xe hậu môn trực tràng bao gồm nội khoa kết hợp ngoại khoa.

6.1 Điều trị nội khoa

Bệnh nhân chủ yếu được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm nhiễm trùng. Nếu khối áp xe gây đau dữ dội thì được kê thêm thuốc giảm đau. Trường hợp khối áp xe gây Táo bón thì được kê thêm thuốc làm mềm phân.

6.2 Điều trị ngoại khoa

Rạch dẫn lưu mủ là phương pháp điều trị phổ biến được chỉ định khi đã hình thành khối áp xe. Nếu bị áp xe hậu môn trực tràng mức độ nhẹ, ở vị trí nông và ngoài hậu môn, có thể Gây tê tại chỗ.

Trường hợp nặng, sâu và rộng, bệnh nhân cần được gây mê để tiến hành phẫu thuật. Thời điểm phẫu thuật cũng cần được lựa chọn phù hợp. Khi mủ chưa hình thành, rạch dẫn lưu mủ có thể khiến nhiễm trùng lan rộng. Nếu thực hiện trễ có thể gây đau đớn và chảy mủ nhiều, lan rộng ra các vùng xung quanh, làm khối áp xe lớn hơn.

Ngoài rạch dẫn lưu mủ, hiện nay, còn có phương pháp HCPT và PPH, là những kỹ thuật hiện đại, có nhiều ưu điểm như an toàn, ít đau, lành vết thương nhanh và tỷ lệ tái phát thấp.

Áp xe hậu môn trực tràng là nhiễm trùng rất nguy hiểm cần được xử trí đúng thời điểm, trước khi khối áp xe vỡ để hạn chế nhiễm trùng lan rộng, gây biến chứng.