“Bệnh Zona có để lại sẹo?” Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Câu trả lời là bệnh Zona thần kinh có thể để lại Sẹo cho người bệnh nếu người đó không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
Mặc dù zona là bệnh không quá nguy hiểm như nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc da và hệ thống Thần kinh tại vùng da đó gây nên tai họa nghiêm trọng với người bệnh.
Nguyên nhân chính gây bệnh là do virus cùng loại với virus gây bệnh thủy đậu. Bệnh Zona thần kinh nguy hiểm nhất là khi virus gây bệnh tấn công lên hệ thống dây thần kinh tam thoa trên mặt, các Mụn nước mọc lên mắt, miệng, tai gây tổn thương thị giác và thính giác. Bệnh zona thần kinh có khả năng điều trị dứt điểm nhưng sau khi khỏi bệnh cũng sẽ để lại di chứng là các vết thâm, sẹo ở trên bề mặt da, gây mất thẩm mỹ.
2. Đặc điểm của sẹo trong bệnh lý zona thần kinh
- Màu sắc sẹo có màu đỏ đậm, cũng có trường hợp màu đỏ tím.
- Những vết sẹo zona có thể ở dạng phẳng hoặc lồi nhẹ trên bề mặt da. Đôi khi có biến chứng dẫn đến những vết Sẹo lồi lớn, thậm chí sẹo rỗ.
- Vị trí các vết sẹo zona ở trên mặt sẽ khiến chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu thậm chí ảnh hưởng đến tâm lý hay tự ti sau khi mắc bệnh.
Bởi vậy việc điều trị bệnh đúng cách và có các chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, kiêng khem hợp lý là vô cùng quan trọng.
3. Các biện pháp phòng ngừa sẹo zona như thế nào?
- Thăm khám bệnh trong vòng 48 giờ tính từ khi xuất hiện những tổn thương da, và tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn chỉ định y khoa của bác sĩ.
- Vệ sinh tắm rửa hàng ngày, giữ sạch thân thể và vùng da tổn thương, lưu ý không gãi, không chà xát trực tiếp xà bông tắm hoặc bất cứ hóa chất nào lên vùng da bị bệnh zona.
- Mặc quần áo rộng rãi và thoáng khí để tránh ma sát gây tổn thương thêm vùng da tổn thương.
- Sau khi vùng da zona đã liền sẹo, bạn cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc bôi trị sẹo phù hợp. Lúc này da non mới hình thành nên sẽ dễ dàng hấp thu và hồi phục những tổn thương do virus gây ra. Nếu để vết sẹo zona dài ngày, việc điều trị sẽ khó khăn hơn giai đoạn ban đầu.
- Hạn chế để vùng da bị tổn thương tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tia UV có thể kích thích sắc tố melanin hình thành và khiến vết sẹo trở nên đen sạm hơn.
- Tăng cường dinh dưỡng từ việc bổ sung các thực phẩm tốt cho da để cải thiện vết sẹo từ bên trong như trái cây, nước, rau xanh, thực phẩm giàu Omega 3 và Vitamin C. Những chất này sẽ giúp cơ thể tổng hợp, vận chuyển Dinh dưỡng làm chữa lành vết thương nhanh chóng.
- Không tự ý điều trị bằng các phương pháp điều trị theo kinh nghiệm như đắp đỗ xanh, gạo nếp, hoặc lá thuốc nam lên vùng da bị zona sẽ tăng nguy cơ bội nhiễm, gây loét da, kích ứng da, có thể làm tình trạng sẹo zona thêm trầm trọng.
- Nên kiêng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, các đồ ăn quá cay nóng hoặc đồ ăn công nghiệp. Các hóa chất có trong những thực phẩm này làm cản trở quá trình chữa thương và khiến các vết sẹo lâu lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Giữ tâm lý thoải mái: Khi bị zona thần kinh không nên quá lo lắng, cần có quyết tâm và kiên trì điều trị để bệnh hiệu quả.
- Phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu để trẻ không mắc bệnh và về sau tránh được mắc bệnh zona.
Hiện nay, có một số loại thuốc kháng vi-rút có thể kiểm soát triệu chứng, cũng như rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh, kết hợp với thuốc trị sẹo sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ tái phát và không để lại sẹo sau khi lành bệnh.