Các bệnh thường gặp ở thực quản bao gồm:
1. Viêm thực quản
Viêm thực quản là viêm lớp niêm mạc lót lòng thực quản, đoạn tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ gây ra những vấn đề về nuốt do loét, Sẹo thực quản như nuốt khó, nuốt đau, đau ngực. Trong vài trường hợp, Viêm thực quản có thể diễn tiến thành thực quản Barrett, yếu tố nguy cơ gây ra ung thư thực quản.
Viêm thực quản do trào ngược axit từ dạ dày là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây viêm thực quản như xạ trị, dùng thuốc, viêm do nấm hoặc dị ứng. Viêm thực quản làm thay đổi tế bào niêm mạc thực quản, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư. Chưa kể viêm thực quản mãn tính lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng loét hoặc teo hẹp thực quản, làm cho bệnh nhân thường xuyên nuốt nghẹn hoặc thậm chí không thể nuốt được thức ăn khô.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm thực quản gồm: Khó nuốt, nuốt đau, đau ngực, nóng rát ngực, ...
2. Bệnh thực quản Barrett
Thực quản Barrett là tổn thương ở 1/3 dưới thực quản, được đặt tên theo vị bác sĩ đầu tiên đã mô Tả nó.
Những tế bào niêm mạc (thượng bì) của thực quản bình thường có màu trắng hồng, gồm những tế bào biểu mô lát. Những tế bào niêm mạc của vùng thực quản Barrett thì cao, màu đỏ (tế bào trụ). Những tế bào trụ này tương tự như tế bào niêm mạc của dạ dày.
Đa số trường hợp do tình trạng trào ngược kéo dài của acid từ dạ dày lên thực quản. Acid này kích thích lớp niêm mạc của phần thấp thực quản và gây ra viêm thực quản dẫn đến thay đổi các tế bào niêm mạc thực quản như đã mô tả ở trên.
Thực quản Barrett bản thân nó không gây ra triệu chứng gì. Tuy nhiên, bạn thường có những triệu chứng của quá trình trào ngược acid kéo dài. Các triệu chứng này bao gồm: Ợ nóng, đau vùng ngực sau xương ức và vùng bụng trên, buồn nôn, thấy chua miệng, đầy hơi,...
3. Co thắt thực quản
Co thắt thực quản là tình trạng cơ trơn của thực quản co giãn không hiệu quả, cản trở quá trình thức ăn di chuyển từ miệng xuống dạ dày.
Phân loại co thắt thực quản theo vị trí có 2 loại: co thắt thực quản trên và Co thắt thực quản dưới. Một cách phân loại khác của bệnh Co thắt thực quản thường được sử dụng hơn là Co thắt thực quản lan tỏa và Co thắt thực quản cục bộ.
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh co thắt thực quản hiện nay vẫn chưa xác định được. Nhiều giả thuyết được đặt ra, trong đó sự tổn thương hệ thần kinh chi phối hoạt động của thực quản, quá trình nhiễm trùng hay các yếu tố di truyền được xem là nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng co thắt thực quản không đặc trưng và khá giống với các bệnh lý khác của đường tiêu hóa, bao gồm: khó nuốt, buồn nôn, nôn mửa, đau tức ngực. Người bệnh cần chữa co thắt thực quản sớm trước khi bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng, trong đó nguy hiểm nhất là ung thư thực quản.
4. Trào ngược thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản ngực từng lúc hay thường xuyên. Trào ngược dạ dày thực quản có thể sinh lý, chức năng (không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể) hoặc bệnh lý có thể gây ra viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân gây nên tình trạng trào ngược thực quản là do sự đóng mở bất thường của cơ vòng thực quản dưới (cơ ở dưới cùng của thực quản) sẽ làm cho axit dạ dày trào ngược vào thực quản. Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể bao gồm: Thoát vị dạ dày hay có áp lực đè lên dạ dày như Mang thai hoặc thừa cân.
Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp gồm:
5. Ung thư thực quản
Ung thư thực quản là bệnh mà Khối u ác tính đã xuất hiện từ các tế bào biểu mô của thực quản làm cho các tế bào phân chia không theo cấu trúc của cơ thể, tạo nên các khối u.
Đây là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp ở đường tiêu hóa. Với những biểu hiện bệnh khác nhau trong từng giai đoạn, Ung thư thực quản thường rất khó phát hiện trong những giai đoạn đầu, thường đến khi bệnh đã tiến triển người bệnh mới có thể phát hiện và điều trị.
Bệnh ung thư xuất phát từ thực quản bao gồm hai loại bệnh chính là ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến, tùy thuộc vào từng loại tế bào gây ung thư. Hiện nay khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây Ung thư thực quản là gì, tuy nhiên có thể kể tên các yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh này như sau:
- Lạm dụng các chất kích thức như rượu, bia và thuốc lá
- Những người béo phì, người có bệnh lý về thực quản
- Những người có chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, lạm dụng chất béo, thiếu các vitamin A, B2, C; duy trì thói quen ăn uống nhiều thực phẩm có chứa chất nitrosamin...
- Một số bệnh lý làm cơ sở cho bệnh Ung thư thực quản phát triển như: ung thư tị hầu, bệnh ruột non, bệnh sừng hóa gan bàn chân...
- Bệnh nhân từng có tiền sử mắc các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ