sa trực tràng có những mức độ nào?

Sa trực tràng là bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng gây không ít phiền toái và lo âu trong đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy bệnh sa trực tràng thường gặp có nguy hiểm hay không?
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng là tình trạng trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn. Hay có thể hiểu là hiện tượng trực tràng thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn. Sa trực tràng là bệnh ít gặp, không gây biến chứng nặng hay diễn biến phức tạp nhưng lại gây nhiều phiền hà cho bệnh nhân như tiết dịch vùng hậu môn, són phân, đi cầu khó.

Có 3 loại sa trực tràng:

  • Sa niêm mạc hậu môn: Sa niêm mạc hậu môn là tình trạng niêm mạc hậu môn bị sa ra ngoài, nhưng trực tràng vẫn nằm ở trong.
  • Sa trực tràng: Trực tràng sa ra ngoài nhưng hậu môn vẫn ở vị trí cũ, tạo nên rãnh vòng tròn sâu ở giữa.

Sa hậu môn trực tràng: Trực tràng bị sa ra ngoài kéo theo cả hậu môn, nhưng giữa hậu môn và trực tràng không có rãnh vòng tròn.

2.Nguyên nhân gây sa trực tràng sa trực tràng có những mức độ nào? - ảnh 1

Bị tăng áp lực ổ bụng là nguyên nhân gây sa trực tràng

Sa trực tràng do nhiều nguyên nhân như làm tăng áp lực ổ bụng đột ngột dẫn đến tiêu chảy ở trẻ nhỏ, Táo bón với người lớn hoặc có thể bị viêm đại tràng mãn tính.

Ngoài ra, nguyên nhân gây sa thực tràng còn do người bệnh thường xuyên phải làm việc nặng, do những vấn đề giải phẫu như trực tràng không dính .., hay không đầy đủ phương tiện cố định ở phía sau trực tràng, đại tràng dài quá mức. Sa thực tràng còn do Chấn thương sau phẫu thuật như phụ khoa, sang chấn vùng chậu và nữ giới sẽ chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

3.Dấu hiệu nhận biết sa trực tràng

Khi bị sa trực tràng người bệnh bắt đầu có dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn, sẽ nhìn thấy có khối nhô ra khi đi đại tiện và sau đó trở lại bình thường. Hoặc khi bệnh nhân đi bộ, ho, hoặc đứng lâu, hắt hơi thì khối sa trực tràng sẽ nằm bên ngoài hậu môn.

Ngoài ra, dấu hiệu nhận biết sa trực tràng còn khiến người bệnh đại tiện không kiểm soát, chảy máu trực tràng khi đi đại tiện. Cơ thể suy nhược, chán ăn, mệt mỏi khó chịu vùng hậu môn.

4.Sa trực tràng có nguy hiểm không? 

sa trực tràng có những mức độ nào? - ảnh 2

Sa trực tràng rất nguy hiểm nếu như để kéo dài không điều trị có thể bị tắc ruột

Từ những nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh thì rất nhiều người băn khoăn không biết sa trực tràng có nguy hiểm không? Theo đó, sa trực tràng rất nguy hiểm nếu như để bệnh kéo dài không chữa trị, một số nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Gây chảy máu hậu môn khi niêm mạc tổn thương khiến người bệnh bị chảy máu nhìn thấy đi đại tiện .Cơ thể mất fông tự thụt vào được sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập tấn công lại gây ra viêm loét hậu môn, làm cho người bệnh đau.
  • Tắc ruột xảy ra khi ruột non rơi xuống theo trực tràng.
  • Vỡ trực tràng làm tác động mạnh gây tổn thương và dễ bị vỡ .
  • Sa tử cung là trường hợp ở nữ giới bị sa trực tràng lâu ngày.

5.Các mức độ sa trực tràng thường gặp

5.1. Sa niêm mạc trực tràng

Lớp niêm mạc bị lộn ngược mỗi khi đi đại tiện, sau khi đi đại tiện lớp niêm mạc co lại hoàn toàn. Khi bị bệnh các mô thường xuyên căng giãn và kéo dài. Lớp niêm mạc lộn quá mức bình thường mà không thể quay lại được. Về sau kéo theo các niêm mạc tuyến của trực tràng. Sa niêm mạc trực tràng gồm có :

  • Sa niêm mạc sau rặn đại tiện rồi co lên
  • Sa sau khi rặn đại tiện phải dùng tay đẩy lên
  • Sa khi gắng sức nhẹ như ngồi xổm đi bộ, ho, hắt hơi

5.2. Sa toàn bộ trực tràng

Sa trực tràng đơn thuần thì trực tràng chỉ bị tuột qua khỏi ống hậu môn, ống hậu môn vẫn được giữ nguyên tại chỗ. Sa trực tràng và niêm mạc hậu môn thì làm cho cả bống trực tràng và ống hậu môn bị lộn ra ngoài .

Sa toàn bộ trực tràng có bốn mức độ:

  • Mức độ 1: trực tràng chỉ sa khi gắng sức mạnh, khi rặn đại tiện sau đó tự co lại nhanh chóng. Toàn thân không có gì bất thường.
  • Mức độ 2: trực tràng luôn sa khi đại tiện tự co lên rất chậm phải lấy tay đẩy vào, có các vết trợt ở niêm mạc gây ra phù nề, hậu môn bị lõm vào, toàn thân bình thường.
  • Mức độ 3: trực tràng sa khi gắng sức nhẹ và không tự co vào được. Niêm mạc tuyến của trực tràng bị hoại tử, một vài nơi có Sẹo làm cho hậu môn không có thắt được gây hậu quả tinh thần mệt mỏi uể oải, niêm mạc chảy máu, mất tự chủ đi đại tiện.
  • Mức độ 4: ruột bắt đầu sa liên tục khi đi bộ hay cả khi đứng, ruột không còn giữ được bình thường. Niêm mạc tuyết bị loét, cơ thắt mất lực. Lúc này đại tiện và tiểu tiện mất tự chủ đi liên tục không kiểm soát.

6. Cách điều trị sa trực tràng sa trực tràng có những mức độ nào? - ảnh 3

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì sử dụng thuốc uống và bôi

Điều trị sa trực tràng bằng hai phương pháp:

  • Điều trị nội khoa sử dụng thuốc uống và thuốc bôi với trường hợp bệnh lý còn mức độ nhẹ
  • Điều trị ngoại khoa khi bệnh nhân có dấu hiệu nặng sẽ được chỉ định bằng phẫu thuật. Người bệnh sẽ được phẫu thuật qua đường bụng và qua đường đáy chậu khi bị sa trực tràng khi bị sa trực tràng toàn bộ.

Để phòng ngừa bệnh sa trực tràng bạn cần tránh để tình trạng Táo bón và tiêu chảy trong thời gian dài, đồng thời tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây. Hạn chế ăn cay nóng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước mỗi ngày. Khi đi vệ sinh ngồi đúng tư thế, không ngồi quá lâu, không nên rặn mạnh.

Sa trực tràng là căn bệnh nguy hiểm và có thể sinh ra nhiều biến chứng nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Do đó, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị bệnh.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung