1. Các thể lâm sàng
- Viêm dạ dày mãn tính tiên phát
- Viêm dạ dày cấp tính thứ phát
- Các thể Viêm dạ dày đặc biệt:
- Viêm dạ dày tự miễn
- Viêm dạ dày phì đại Menetriez
- Bệnh Crohn
- Viêm tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay
2. Loét dạ dày tá tràng
2.1 Triệu chứng chung
- Đau bụng
- Hình thái lâm sàng loét thay đổi tùy theo lứa tuổi
- Phân biệt rối loạn chức năng do nguyên nhân khác
- Lan tỏa và không đau về đêm
- Đặc điểm đau và vị trí thay đổi tùy tuổi của trẻ
- Có thể liên quan với sự thay đổi thức ăn
- Có thể có biến chứng xuất huyết, thủng
Đau bụng biểu hiện bệnh đau dạ dày tá tràng
2.2 Loét dạ dày tá tràng tiên phát
- Thường xảy ra ở trẻ bình thường khỏe mạnh không tìm thấy yếu tố liên quan
- Lâm sàng:
- Đau bụng có thể đau quanh rốn, cơn đau không điển hình gặp ở trẻ lớn
- Có thể kèm theo đầy bụng, tức thượng vị
- Xuất huyết tiêu hóa
2.3 Loét dạ dày tá tràng thứ phát
- Đột ngột nặng nề và cấp tính hơn thể tiên phát, nôn máu, thủng, hiếm khi đau bụng
- Trẻ sơ sinh:
- Loét chủ yếu ở dạ dày biểu hiện bằng thủng tạng rỗng hoặc xuất huyết tiêu hóa
- Gặp ở trẻ đẻ non, ngạt, nhiễm khuẩn huyết,...
- Trẻ 1 tháng – 3 tuổi:
- Loét kín đáo, trẻ lười ăn, quấy khóc từng cơn sau ăn, bụng chướng, xuất huyết tiêu hóa
- Thường là loét thứ phát sau bệnh mạn tính: viêm não, viêm màng não, u não,...
- Trẻ 3 -6 tuổi:
- Tỷ lệ mắc thấp hơn ở trẻ lớn
- Đau bụng xung quanh rốn có thể liên quan với bữa ăn, xuất huyết tiêu hóa
- Trẻ 6 – 18 tuổi: Triệu chứng như người lớn:
- Loét tá tràng có thể phối hợp với viêm niêm mạc dạ dày
- Đau rát Bỏng vùng thượng vị, đau lan ra sau lưng, hạ sườn trái
- Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa (dạ dày)