Mục lục:

Trước khi mang thai cần thực hiện Các xét nghiệm sàng lọc, tiêm phòng nào? nào/

Khám sàng lọc và tư vấn trước khi mang thai là bước quan trọng giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Chủ động phòng tránh, phát hiện sớm và xử lý các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trước khi mang thai cần thiết không kém việc khám thai định kỳ sau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc, tiêm phòng cần thực hiện trước khi mang thai.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Vì sao cần khám thăm khám, sàng lọc và tư vấn trước khi mang thai?

Muốn thai Nhi khỏe mạnh trước hết người mẹ cần có một cơ thể khỏe mạnh. Khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước khi Mang thai giúp người chuẩn bị làm mẹ biết được tình trạng sức khỏe của mình, kịp thời điều trị và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nếu có, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển ngay từ khi chuẩn bị mang thai.

Từ các kết quả thu được, các bác sĩ có thể đưa ra phương án hỗ trợ kịp thời, tư vấn thời gian mang thai tốt nhất, chế độ dinh dưỡng trước và sau khi có thai...

2. Các xét nghiệm, thăm khám trước mang thai 

2.1 Khám tổng quát

Khám phụ khoa: Khám phụ khoa là một trong những hoạt động thăm khám quan trọng mà phụ nữ không nên bỏ qua trước khi mang thai. Khám phụ khoa giúp phát hiện các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc sức khỏe của mẹ và con trong quá trình mang thai như: các vấn đề viêm nhiễm, polyp cổ tử cung, u xơ tử cung....

Khám nha khoa: Nhiều người cho rằng việc mang thai không liên quan gì đến sức khỏe răng miệng nên khám nha khoa là việc làm không cần thiết. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Phụ nữ trong thời gian mang thai và sau khi sinh thường ăn rất nhiều thức ăn, ăn nhiều bữa trong ngày để tẩm bổ cho cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng..

Những thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai sẽ làm bạn dễ viêm nướu răng, tình trạng ốm nghén khiến răng của bạn tiếp xúc với dịch acid trong dạ dày khi nôn mửa ... làm răng dễ tổn thương, việc thay đổi cách thức ăn uống trong mang thai có thể sẽ làm bạn dễ bị Sâu răng hơn, do đó không những trước khi mang thai mà trong khi mang thai bạn cần được hướng dẫn giữ gìn vệ sinh răng miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.

Siêu âm ổ bụng, tuyến giáp: Siêu âm ổ bụng nhằm kiểm tra các bất thường của các cơ quan trong ổ bụng như: gan, thận, lách, tụy, đặc biệt là tử cung và buồng trứng. Siêu âm và xét nghiệm các hoocmon tuyến giáp giúp phát hiện sớm các bất thường của tuyến giáp, một tuyến mà vai trò của nó hết sức quan trọng đối không chỉ với sức khỏe của mẹ mà còn cả cho sự phát triển hệ thần kinh trung của thai nhi đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Điện tâm đồ: Khi mang thai dưới tác động của những thay đổi về nội tiết nên thể tích máu, lượng hồng cầu, nhịp tim sẽ tăng đặc biệt từ quý 2 của thai kỳ, những thay đổi này sẽ lớn hơn nữa khi chuyển dạ sinh. Thai phụ mắc bệnh tim mạch sẽ đứng trước nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé. Đo ĐTĐ giúp phát hiện các bệnh lý Tim mạch tiềm tàng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con trong quá trình mang thai.

2.2 Tiêm phòng trước khi mang thai

Trước khi mang thai cần thực hiện Các xét nghiệm sàng lọc, tiêm phòng nào? nào/  - ảnh 1
Tiêm phòng trước khi mang thai

Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng một số loại bệnh mà thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng từ người mẹ mắc bệnh như: cúm, Sởi - rubella, thủy đậu, viêm gan B, uốn ván, HPV... Các mũi tiêm này cần hoàn thành trước khi có ý định mang thai ít nhất 3 tháng để vắc xin không có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và cơ thể người mẹ đã kịp sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh.

Rubella, thủy đậu có thể gây dị tật cho thai nhi nếu mẹ mắc trong thời kỳ mang thai.

Sởi, quai bị, cúm: có thể gây sinh non, sẩy thai, thai chậm phát triển (không gây dị tật)

Viêm gan B, có thể lây bệnh cho con, trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm để biết đã nhiễm virus Viêm gan B chưa, nếu đã nhiễm thì việc tiêm phòng không hiệu quả, BS sẽ hướng dẫn biện pháp để tránh nguy cơ lây nhiễm cho bé.

Các vaccine MMR (sởi – quai bị - rubella), thủy đậu là vaccine sống nên không được chính khi mang thai và phải chích ít nhất từ 1 đến 3 tháng trước khi mang thai

2.3 Tiến hành các xét nghiệm sàng lọc

Xét nghiệm công thức máu, nhóm máu, sắt huyết thanh: xét nghiệm công thức máu cho biết nhóm máu, những bất thường của tế bào máu, khả năng mắc các bệnh về máu như thiếu máu, thiếu hồng cầu, bạch cầu...

Lưu ý:

  • Qua công thức máu sàng lọc bệnh thiếu máu tán huyết (thalassemia) một bệnh di truyền do đột biến gen gây ra hậu quả vô cùng nghiệm trọng, bé sinh ra bị thiếu máu nặng và phải truyền máu suốt đời.
  • Phát hiện tình trạng thiếu máu, thừa hoặc thiết sắt để điều trị kịp thời
  • Nhóm máu, đặc biệt là trường hợp Rh âm tính, đây là trường hợp hiếm gặp nhưng cần chế độ theo dõi và hỗ trợ đặc biệt để tránh tình trạng mẹ sinh ra kháng thể chống lại thai nhi trong những lần mang thai sau gây sẩy thai, thai lưu.

Xét nghiệm hóa sinh máu: Một số xét nghiệm hóa sinh máu giúp đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng đường huyết v.v.. để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của bạn và giúp theo dõi diễn biến sức khỏe của bạn trong suốt quá trình mang thai.

Xét nghiệm để phát hiện tình trạng nhiễm một số loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng: nhiễm một số loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trong thời gian mang thai có thể gây dị tật nghiệm trọng cho thai. Tùy thực tế, bác sĩ tư vấn sẽ đề xuất với bạn làm các xét nghiệm để đánh giá tình trạng miễn dịch của bạn với một số loại virus, vi khuẩn có khả năng gây dị tật nghiêm trọng cho thai như ký sinh trùng Toxoplasmosis, virus Cytomegalo, virút Rubella, vi khuẩn Giang mai v.v....

Xét nghiệm nước tiểu: kết quả xét nghiệm nước tiểu giúp bạn biết mình có mắc các bệnh viêm nhiễm không, nhờ vào các yếu tố có trong nước tiểu như: vi khuẩn, glucose, protein, bạch cầu, hồng cầu...

Xét nghiệm nước tiểu là biện pháp đơn giản để có có cái nhìn tổng thể sức khỏe của bạn thông qua các chỉ số như hồng cầu, bạch cầu, protein, glucose v.v... đặc biệt là Tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. Ngoài xét nghiệm nước tiểu vẫn cần có các Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng sức khỏe chính xác hơn.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung