Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Cần chuẩn bị gì trước khi chụp MRI vú?

16/04/2021
Cần chuẩn bị gì trước khi chụp MRI vú?

Chụp MRI vú là biện pháp ky thuật hình ảnh giúp phát hiện ra ung thư và hiện tượng bất thường ở vú vô cùng hiệu quả. Nhiều trường hợp chụp MRI vú giúp bác sĩ thu thập thông tin về tình trạng bệnh khi chụp X-quang không thể nhận biết được.

1. Đối tượng cần chụp MRI

Bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI vú trong các trường hợp sau:

  • Bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú và bác sĩ muốn xác định mức độ lan rộng của bệnh ung thư;
  • Bạn có nguy cơ mắc ung thư vú cao, được xác định là nguy cơ suốt đời từ 20% trở lên, theo tính toán dựa trên tiền sử gia đình và các yếu tố rủi ro khác;
  • Bạn có tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng;
  • Bạn có mô vú rất dày đặc và trước đó chụp X-quang tuyến vú không phát hiện ung thư vú;
  • Bạn có tiền sử thay đổi vú tiền ung thư, chẳng hạn như tăng sản không điển hình (atypical hyperplasia) hoặc Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (Lobular Carcinoma In Situ) và tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú và mô vú dày đặc;
  • Bạn có đột biến gen ung thư vú di truyền, chẳng hạn như BRCA1 hoặc BRCA2;
  • Bạn đã điều trị xạ trị vùng ngực trước 30 tuổi.
  • Bác sĩ nghi ngờ bạn rò rỉ hoặc vỡ túi độn vú;

Nếu bạn không chắc chắn liệu bạn có nguy cơ cao hay không, hãy hỏi bác sĩ để giúp bạn xác định ước tính nguy cơ của bản thân.

Mặc dù MRI vú được sử dụng cùng với chụp X-quang tuyến vú (nhũ ảnh) hoặc các kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh vú khác, chứ phương pháp này không thay thế được chụp X-quang tuyến vú. Mặc dù đây là một kỹ thuật có độ nhạy cao, MRI vú vẫn có thể bỏ sót một số trường hợp mắc ung thư vú mà chụp x-quang tuyến vú sẽ phát hiện được.

2. Chuẩn bị trước khi chụp MRI vú

  • Trước khi chụp, bạn nên kiểm tra với nhân viên Y tế về chi phí, do chụp MRI vú tốn rất nhiều chi phí và có thể cần phải được công ty bảo hiểm chấp thuận trước khi chụp. Hầu hết các chương trình bảo hiểm tư nhân chi trả cho sàng lọc nhũ ảnh cũng trả tiền cho chụp MRI vú sàng lọc ung thư ở đối tượng có nguy cơ cao.
  • Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn: Thông thường, bạn không cần chế độ ăn kiêng hoặc chuẩn bị gì đặc biệt trước khi chụp MRI, nhưng hãy làm theo bất kỳ hướng dẫn nào mà nhân viên Y tế đưa cho bạn.
  • Nếu bạn gặp rắc rối với không gian kín: MRI vú thường được thực hiện trong khi bạn nằm bên trong một đường ống dài và hẹp. Nếu ở trong không gian chật hẹp có thể gây ra vấn đề đối với một số người có hội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia), bạn có thể cần dùng thuốc để giúp bạn thư giãn khi ở trong máy chụp. Nói chuyện với kỹ thuật viên hoặc nhân viên tư vấn hoặc tham quan máy MRI trước khi chụp cũng có thể giúp ích. Bạn có thể ở trong phòng chụp một mình, nhưng bạn có thể nói chuyện với kỹ thuật viên chụp MRI và người đó có thể nhìn và nghe thấy những gì đang xảy ra trong quá trình chụp.
  • Loại bỏ các vật bằng kim loại: Trước khi chụp, bạn sẽ được yêu cầu cởi quần áo và mặc áo choàng hoặc quần áo khác mà không có khóa kéo hoặc kim loại. Hãy chắc chắn loại bỏ tất cả đồ vật kim loại mà bạn có, như kẹp tóc, đồ trang sức và khuyên bấm trên cơ thể.
  • Nếu bạn có kim loại trong cơ thể: Trước khi chụp, kỹ thuật viên sẽ hỏi bạn có kim loại nào trong cơ thể không. Một số đồ vật bằng kim loại sẽ không gây ra vấn đề, nhưng một số khác thì có thể.

Nếu bạn có bất kỳ loại cấy ghép y tế nào trong số các thiết bị dưới đây, bạn thậm chí không nên đi vào khu vực chụp MRI trừ khi bạn được bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh đồng ý:

  • Máy khử rung tim cấy vào cơ thể hoặc máy tạo nhịp tim;
  • Cấy clip trong chứng phình động mạch não;
  • Cấy ốc tai;
  • Cuộn dây kim loại bên trong mạch máu.

3. Các điều cần lưu ý khác

  • Nên sắp xếp lịch chụp MRI vú khi bạn đang ở ngày thứ 7 đến thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong đó ngày thứ nhất được hiểu là ngày đầu tiên bạn có kinh nguyệt của chu kỳ kinh hiện tại. Nếu kinh nguyệt của bạn không đều, hãy nói cho bác sĩ biết để bác sỹ có thể xem xét chỉ định xét nghiệm Progesterone máu để quyết định thời gian tối ưu cho chụp MRI vú.

  • Hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ tình trạng Dị ứng nào mà bạn có hoặc trước kia bạn đã từng Dị ứng với thuốc cản quang. Hầu hết các quy trình MRI có sử dụng thuốc cản quang để làm cho hình ảnh có độ tương phản tốt hơn giúp chẩn đoán chính xác hơn.

  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có vấn đề về thận. Vì thuốc cản quang được sử dụng trong chụp cộng hưởng từ (MRI) vú có thể gây ra các biến chứng ở những người có vấn đề về thận.
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang Mang thai hoặc nghi ngờ có thai. MRI vú có tiêm thuốc đối quang từ thường không được chỉ định cho phụ nữ Mang thai vì nguy cơ từ trường và chất đối quang từ ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang cho con bú. Nếu bạn đang cho con bú, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dừng cho con bú sau hai ngày chụp MRI. Điều này sẽ giúp cho cơ thể bạn có thời gian để loại bỏ thuốc cản quang ra khỏi cơ thể trước khi cho con bú. Bạn có thể hút và loại bỏ sữa của bạn trong giai đoạn này. Trước khi chụp, bạn có thể hút và trữ sữa để cho bé ăn trong thời gian dừng bú.

4. Công nghệ chụp cộng hưởng từ MRI hiện nay có gì vượt trội?

  • Công nghệ chụp cao, an toàn bậc nhất bởi sự chính xác, không xâm lấn và không dùng tia xạ.
  • Chất lượng hình ảnh cao, cho phép bác sĩ đánh giá toàn diện, không bỏ sót các tổn thương dù nhỏ nhất tại các cơ quan
  • Hạn chế tối đa tiếng ồn, tạo sự thoải mái nhất cho người bệnh khi chụp, giảm căng thẳng, điều này giúp chất lượng hình ảnh tốt hơn và rút ngắn thời gian chụp tối đa
  • Chụp MRI với công nghệ Silent đặc biệt đối với trường hợp người bệnh là người già và trẻ em, người có sức khỏe yếu, người bệnh đang phẫu thuật...
  • Chụp MRI tại Vinmec có thể chụp tái tạo mạch máu 3 chiều không cần tiêm thuốc đối quang từ, có thể chụp tái tạo và xử lý các xảo nhiễu chuyển động của bệnh nhân.

 5. Các khuyến cáo lâm sàng khi thực hiện chụp MRI vú

• Xác định bản chất tổn thương ở các trường hợp không kết luận được bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tuyên vú thường qui.
• Đánh giá mức độ lan rộng của tổn thương ở cả ung thư biểu mô ống tuyến và ung thư tiểu thùy thâm nhiễm.
• Đánh giá xâm lấn sâu đến cân cơ.
• Kiểm tra vú đối bên ở những bệnh nhân bị ung thư vú.
• Đánh giá trước, trong và sau đợt hóa trị.
• Đánh giá tổn thương còn sót lại sau phẫu thuật cắt bỏ khối u.
• Nghi ngờ u tái phát ở những bệnh nhân có hoặc không có tạo hình tuyến vú sau phẫu thuật.
• Có tổn thương hạch nách ác tính mà khối u Nguyên phát chưa biết.
• Tầm soát ung thư vú ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
• Khảo sát vú rất to có hoặc không có túi ngực.