1. siêu âm đầu dò trực tràng là gì?
Siêu âm đầu dò là một trong những phương pháp Chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác cao với độ phổ biến rộng rãi. Thực hiện phương pháp này với đầu dò siêu âm chuyên dụng cho phép đánh giá và phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Kỹ thuật siêu âm đầu dò trực tràng được thực hiện chuyên sâu bởi các bác sĩ đã được đào tạo về bệnh học và kỹ thuật siêu âm sản phụ khoa, bệnh học và kỹ thuật siêu âm trực tràng, kĩ thuật được thực hiện với đầu dò siêu âm chuyên dụng cho phép đánh giá tử cung, buồng trứng (nữ giới); tiền liệt tuyến, túi tinh (nam giới) và các thành phần trong tiểu khung với độ chính xác cao, nhanh chóng.
2. Các bệnh lý liên quan đến trực tràng
2.1 Viêm trực tràng
Có thể nói đây chính là căn bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh về trực tràng. Bệnh thường xảy ra với những trường hợp thường xuyên sử dụng rượu bia với số lượng lớn. Ngoài ra, đối với người lớn tuổi, khi bị suy giảm các chức năng của hệ tiêu hóa cũng sẽ dễ có nguy cơ mắc các viêm trực tràng. Một số dấu hiệu thường gặp ở người bệnh, chẳng hạn như Sốt cao ( từ 39 đến 40 độ C), tiêu chảy, đau bụng dưới dữ dội. Bệnh sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như ung thư trực tràng nếu không được điều trị kịp thời.
2.2 Sa trực tràng
Phạm vi đối tượng mắc bệnh Sa trực tràng khá lớn, lớn hơn cả viêm trực tràng mặc dù bệnh không phổ biến bằng. Theo nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ bị Sa trực tràng nhiều hơn 20% so với nam giới. Lý giải điều này là do trực tràng của nữ giới dễ bị kéo lệch trong quá trình sinh đẻ.
Ngoài ra, những người trên 60 tuổi, trẻ em bẩm sinh cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh này.
Bệnh thường có những biểu hiện dễ nhận biết như đi đại tiện thường, tiêu chảy, sụt cân, Táo bón và cảm giác nặng ở dưới bụng.
2.3 Ung thư trực tràng
Trong tất cả các bệnh về trực tràng, ung thư trực tràng chính là bệnh nguy hiểm nhất với tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Ung thư trực tràng chính là bệnh nguy hiểm nhất trong tất cả các bệnh về trực tràng. Nó gây ra tỷ lệ tử vong khá cao, nếu như không được phát hiện và điều trị sớm. Gen di truyền hoặc các thói quen xấu về ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng xấu đến trực tràng là những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. Ngoài ra, có thể là do những bệnh lý khác về trực tràng không được điều trị đúng cách, phát triển nên ung thư.
Triệu chứng của ung thư trực tràng thường khá mơ hồ, không rõ ràng khi ở giai đoạn đầu. Với những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng gần hậu môn, người bệnh sẽ khó lòng phát hiện. Các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn khi càng về sau. Người bệnh có thể có các triệu chứng như : đau bụng dữ dội, phân lỏng, có lẫn máu khi đi ngoài, cơ thể mệt mỏi, chán ăn và sụt cân nhanh chóng khi bước vào giai đoạn hai của bệnh.
Khả năng chữa khỏi bệnh khá cao nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để tránh những trường hợp đáng tiếc, bạn nên có thói quen thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.
Người bệnh cũng có thể gặp các vấn đề khác liên quan đến trực tràng ngoài 3 căn bệnh phổ biến trên, chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn lây qua đường tình dục, nhiễm ký sinh trùng amip, nhiễm trùng đường tiêu hóa...
3. Khi nào thực hiện siêu âm đầu dò trực tràng?
Siêu âm đầu dò trực tràng được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Các bệnh lý sản-phụ khoa trên các bệnh nhân nữ có chống chỉ định siêu âm qua đường âm đạo.
- Bệnh lý tiền liệt tuyến (viêm tiền liệt tuyến, u tiền liệt tuyến) với độ chính xác cao hơn so với siêu âm qua đường bụng.
- Các tổn thương ở túi tinh, ống dẫn tinh, niệu đạo: xuất tinh ra máu, đau khi xuất tinh, vô sinh...
- Nguồn gốc khối u trong tiểu khung
- Tổn thương trên thành trực tràng, đánh giá đường rò hậu môn.
4. Chống chỉ định siêu âm đầu dò trực tràng
Chống chỉ định siêu âm đầu dò trực tràng trong các trường hợp sau:
- Người bệnh bị suy kiệt cơ thể
- Người bệnh bị rối loạn đông máu
- Người bệnh mắc các bệnh lý khác như tim mạch, Hô hấp không đảm bảo điều kiện thực thủ thuật
- U hoặc viêm nhiễm gây hẹp trực tràng
- Người bệnh bị trĩ nội
5. Chuẩn bị siêu âm đầu dò trực tràng
Trước khi thực hiện siêu âm đầu dò trực tràng, người bệnh cần được khám tổng thể nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ khi thực hiện thủ thuật như bệnh lý tim mạch, tiền sử Dị ứng hay hen phế quản...
Nhân viên y tế sẽ tư vấn, giải thích cho bệnh nhân về thủ thuật sinh thiết: sự cần thiết, các biến chứng có thể gặp, nguy cơ rủi ro trong quá trình thủ thuật.
Trước khi làm sinh thiết 1 ngày, người bệnh được thụt tháo sạch và dùng thuốc kháng sinh dự phòng(đường uống hoặc tiêm).
Trước khi làm thủ thuật ít nhất 6 giờ, người bệnh nhịn ăn.
Người bệnh nằm, đặt đường truyền tĩnh mạch, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2 tại phòng can thiệp.
Những người thực hiện thủ thuật này, bao gồm:
- Bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, Bác sĩ chuyên khoa sản có chứng chỉ siêu âm
- Bác sĩ và kỹ thuật viên gây mê
- Bác sĩ phụ
- Điều dưỡng
Với các trang thiết bị, bao gồm:
- Máy siêu âm với đầu dò chuyển qua trực tràng
- Máy in ảnh, hệ thống lưu trữ hình ảnh, giấy in
Các loại thuốc cần được chuẩn bị bao gồm:
- Thuốc Gây tê tại chỗ
- Dung dịch sát khuẩn niêm mạc, da
Cùng các vật tư y tế bao gồm
- Vật tư y tế thông thường
- Nước muối sinh lý hoặc nước cất
- Bơm tiêm
- Áo, mũ, găng tay, khẩu trang phẫu thuật
- Dụng cụ can thiệp vô trùng như dao, kéo, khay đựng dụng cụ....
- Băng dính phẫu thuật, bông, gạc
- Vật tư y tế đặc biệt:
- Chuẩn bị kim sinh thiết chuyên dụng
- Chuẩn bị kim chọc hút chuyên dụng
- Ống soi hậu môn
6. Thực hiện siêu âm đầu dò trực tràng
Trước khi làm thủ thuật, người bệnh đi tiểu trước. Nhân viên y tế cần chuẩn bị đường truyền tĩnh mạch. Bác sĩ chuyên khoa cần tham khảo các kết quả chẩn đoán hình ảnh trước đó nếu có. Trước khi siêu âm, cần thăm trực tràng.
Khi thực hiện siêu âm đầu dò trực tràng, bệnh nhân được tiền mê với tư thế nằm nghiêng trái, đầu gối co vào bụng.
Siêu âm đầu dò qua trực tràng nhằm đánh giá tiền liệt tuyến: kích thước, nhân tổn thương, bờ, ranh giới; đánh giá các bệnh lý sản phụ khoa: Chửa ngoài tử cung, U nang buồng trứng v.v...; đánh giá các khối u vùng trực tràng.
Nên tiến hành sinh thiết nếu có nghi ngờ dưới hướng dẫn của siêu âm qua đường trực tràng lấy 10 mẫu theo sơ đồ, nếu có nhân hay vùng nghi ngờ tổn thương ung thư thì lấy thêm một mẫu tại vị trí đó (số mẫu sinh thiết từ 10 đến 12 mẫu).
Các mẫu sinh thiết sẽ được được đặt trong các lọ chứa dung dịch giữ bệnh phẩm và đánh số vị trí lấy mẫu lên từng lọ. Gửi mẫu sinh thiết đến khoa Giải phẫu bệnh. Dự kiến thời gian tiến hành sinh thiết mất khoảng từ 20 đến 30 phút.