Đã nhiễm virus viêm gan B có tiêm phòng được không?

Viêm gan B là một tình trạng viêm nhiễm nặng nề ở nhu mô gan và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do virus viêm gan siêu vi B gây ra. Để ngăn ngừa nhiễm viêm gan B, cách tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là một bệnh Truyền nhiễm do virus Viêm gan B (HBV - Hepatitis B virus) gây ra. Bệnh thường lây truyền qua đường máu hay dịch tiết, quan hệ Tình dục không an toàn, lan truyền từ mẹ sang con, tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở/máu của người nhiễm bệnh.

Hầu hết những người bệnh trưởng thành sẽ phục hồi một cách hoàn toàn sau khi nhiễm virus viêm gan B và không cần phải điều trị gì tiếp theo. Tuy nhiên trong một số trường hợp, virus viêm gan gây Hoại tử tế bào gan, khi người bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính nghĩa là bệnh kéo dài hơn 6 tháng, tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Nhiễm viêm gan B có nguy cơ diễn tiến đến viêm gan B mạn tính là do trẻ phơi nhiễm với bệnh lúc còn nhỏ. Nếu không nhanh chóng điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

2. Vì sao cần tiêm phòng viêm gan B?

Hiện nay chứng viêm gan B chưa có thuốc đặc trị dứt điểm. Việc chữa bệnh chủ yếu tập trung vào việc kiềm chế virus viêm gan ở trạng thái không hoạt động, không phát triển, từ đó không gây ra các biến chứng viêm gan B nguy hiểm.

Hiện nay cách phòng tránh nhiễm viêm gan B chủ động hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin. Vắc-xin có thể phòng ngừa virus viêm gan B cũng như các biến chứng xơ gan, ung thư gan. Cả người lớn lẫn trẻ em đều có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B nên việc tiêm ngừa vắc-xin được khuyến cáo cho tất cả mọi người. Tại Việt Nam, vắc-xin viêm gan B được khuyến cáo tiêm chủng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Đã nhiễm virus viêm gan B có tiêm phòng được không? - ảnh 1
Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng tránh nhiễm viêm gan B hiệu quả nhất

3. Người đã nhiễm virus viêm gan B có tiêm phòng được không?

Nhiều người thắc mắc bị viêm gan B có tiêm phòng được không, trên thực tế, nếu kết quả Xét nghiệm đưa ra HBsAg dương tính đồng nghĩa với việc đã nhiễm virus viêm gan B thì việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả.

Vắc-xin phòng viêm gan B chỉ có tác dụng với những người chưa từng mắc viêm gan B. Nếu người bệnh Xét nghiệm máu phát hiện đang nhiễm virus viêm gan B (HBsAg dương tính) thì nên thực hiện tiếp các xét nghiệm chuyên sâu để theo dõi tình trạng và diễn biến của bệnh, không cần tiêm phòng vắc-xin.

4. Lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B

Vắc-xin viêm gan B là loại vắc-xin tương đối an toàn với mọi lứa tuổi, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp hi hữu khiến người bệnh xảy ra phản ứng với thuốc. Thông thường, người được tiêm sẽ có những dấu hiệu phổ biến như bị đau, đỏ da, sưng phồng vị trí tiêm. Một số người khác lại có phản ứng năng hơn như tụt huyết áp, khó thở, Sốt cao...nhưng khá hiếm khi xảy ra. Nếu gặp phải những dấu hiệu phản ứng nặng như trên, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi cụ thể và điều trị kịp thời.

Việc tiêm phòng vắc-xin viêm gan B không giúp đảm bảo 100% không mắc bệnh mà chỉ hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh. Nếu người bệnh thực hiện phác đồ tiêm viêm gan B đầy đủ và đúng lịch, vắc-xin sẽ đạt hiệu quả bảo vệ khoảng 90-97%, vẫn có khoảng 2,5-5% người sau khi tiêm chủng vẫn bị nhiễm viêm gan B.

5. Cách phòng tránh viêm gan B

Tiêm phòng viêm gan B đầy đủ và đúng lịch là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu, tuy nhiên người dân cũng cần kết hợp thêm các phương pháp khác để tăng cường hiệu quả:

  • Không sử dụng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân như bàn chải, khăn mặt, dao cạo...vì chúng có thể tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể người nhiễm bệnh.
  • Nên quan hệ tình dục an toàn, thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ.
  • Không dùng chung bơm kim tiêm, tránh tiếp xúc với máu của người khác khi không có dụng cụ bảo vệ.
  • Không tiêm, xăm mình, xỏ khuyên, làm móng ở những nơi không đảm bảo an toàn y tế.

Hiện nay, tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B là cách dự phòng viêm gan B hiệu quả nhất, thúc đẩy hệ miễn dịch cơ thể chiến đấu với virus ngay cả khi đã phơi nhiễm.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

GS.TS.BS Hà Văn Quyết

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

GS.TS.BS Đào Văn Long

  • 9 Đào Duy Anh, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 150.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Thành

  • 286 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội 100000, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Công Long

  • 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 450.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam

  • Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, số 99 đường Tân Mai, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 350.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*