Đặt stent khí – phế quản qua nội soi

Đặt stent khí - phế quản qua nội soi là một thủ thuật dùng để đặt stent vào khí quản hoặc phế quản. Stent là một dụng cụ nhỏ hình trụ giúp giữ cho đường thở mở. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng nội soi, là một ống mỏng, có đèn và camera được đưa vào khí quản hoặc phế quản qua miệng hoặc mũi.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Nội soi phế quản để đặt stent khí quản hay đặt stent phế quản là kỹ thuật gì?

Nội soi phế quản để đặt stent khí quản hay đặt stent phế quản là kỹ thuật gì? Đặt stent (được biết đến như là khung chống đỡ) trong lòng khí phế quản là kỹ thuật hỗ trợ đường thở của người bệnh một dụng cụ như giá đỡ thành khí phế quản giúp đảm bảo sự thông thoáng cho đường thở của người bệnh cũng như tránh tái hẹp ở những bệnh nhân bị hẹp khí phế quản do u đè từ ngoài vào và Sẹo hẹp hay sau cắt khối u bít tắc trong lòng. Vật liệu làm stent có thể là kim loại dạng lưới hay chất dẻo cũng như hỗn hợp lưới và chất dẻo và silicon.

Đặt stent khí – phế quản qua nội soi - ảnh 1
Đặt Stent là phương pháp điều trị hiệu quả, ít xâm lấn

2. Đặt stent khí quản và đặt stent phế quản được chỉ định trong trường hợp nào?

Đặt stent khí quản và đặt stent phế quản được chỉ định trong trường hợp sau:

  • Trường hợp khối U lành tính hoặc ác tính Nguyên phát hay thứ phát trong lòng khí phế quản của bệnh nhân gây chít hẹp sau khi đã loại bỏ một phần bằng điện đông hay lazer mà có nguy cơ bị tái hẹp lại.
  • Trường hợp Sẹo hẹp khí phế quản sau lao cũng như sau khi đặt nội khí quản hay mở khí quản ở người bệnh và trường hợp phẫu thuật nối đoạn khí quản, bị chít hẹp sau xạ trị.
  • Đặt stent khí - phế quả nhằm nâng đỡ các vòng sụn đối với các trường hợp nhuyễn sụn khí phế quản.
  • Các trường hợp bị bịt lỗ rò khí quản - thực quản hay phế quản - màng phổi

3. Các trường hợp chống chỉ định nội soi phế quản để đặt stent khí – phế quản

Nội soi phế quản để đặt stent khí – phế quản không được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị các rối loạn tim mạch như phình tách động mạch chủ hay tăng áp lực động mạch phổi nặng và có cơn đau thắt ngực, bị nhồi máu cơ tim < 1 tháng cũng như bị rối Loạn nhịp tim hay tăng huyết áp chưa kiểm soát được.
  • Người bị rối loạn đông cầm máu như bị Giảm tiểu cầu hay bị Xơ gan và các bệnh ưa chảy máu.
  • Các trường hợp bị suy hô hấp cấp nặng cũng như hen phế quản chưa kiểm soát được.
  • Các trường hợp tăng áp lực nội sọ.
  • Các trường hợp có nguy cơ Dị ứng với các thuốc gây tê, gây mê.
  • Các trường hợp bị suy gan, suy thận nặng, suy tim nặng.
  • Bệnh nhân bị tổn thương đè ép từ bên ngoài.
Đặt stent khí – phế quản qua nội soi - ảnh 2
Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn đông máu chống chỉ định thực hiện thủ thuật

4. Quy trình thực hiện nội soi phế quản để đặt stent khí - phế quản

Việc nội soi phế quản để đặt stent khí - phế quản được thực hiện theo quy trình sau:

Đầu tiên là bác sĩ sẽ kiểm tra hồ sơ cũng như các xét nghiệm của người bệnh, tiếp đến là kiểm tra người bệnh bao gồm tên, tuổi, mạch, nhiệt độ và huyết áp cũng như khám tim phổi. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật nội soi phế quản để đặt stent khí - phế quản.

Bước 1. Luồn Stent

  • Tiến hành phun tráng silicon Stent cũng như hệ thống dẫn và lòng ống giữ Stent.
  • Thực hiện luồn Stent vào ống mang Stent.
  • Bác sĩ sẽ lắp que giữ Stent vào hệ thống mạng Stent và ép mạnh 2 đầu để Stent trượt vào nằm ở ống giữ Stent.

Bước 2. Người bệnh nằm ngửa, được gây mê rồi sử dụng ống nội soi phế quản ống mềm kiểm tra lại mức độ tổn thương nhằm hiệu chỉnh phương pháp đặt stent nếu cần thiết.

Bước 3. Bác sĩ sẽ đặt ống nội soi cứng có kích cỡ phù hợp với bệnh nhân.

Đặt stent khí – phế quản qua nội soi - ảnh 3
Quy trình thực hiện nội soi phế quản để đặt stent khí - phế quản

Bước 4. Bác sĩ sẽ dùng ống đẩy stent để đẩy stent lồng vào đầu xa của ống mang stent.

Bước 5. Ống mang stent được đưa vào lòng ống soi đến gần vị trí cần đặt cũng như sử dụng que đẩy để đẩy stent ra khỏi ống mang stent vào vị trí cần đặt stent.

Bước 6. Bác sĩ dùng optic kiểm tra vị trí của stent, trường hợp cần chỉnh thì sẽ dùng kìm cứng để chỉnh stent vào sao cho đúng vị trí. Ngoài ra, bác sĩ cũng dùng sonde hút hút sạch dịch đọng ở trong stent cũng như trong lòng ống nội soi.

Bước 7. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại bằng ống nội soi mềm, trường hợp stent đã nằm đúng vị trí và không chảy máu thì bác sĩ rút ống soi cứng, đồng thời để người bệnh nằm tại bàn mổ 15 phút nhằm theo dõi đề phòng các diễn biến xấu có thể xảy ra.

5.Những tai biến có thể gặp khi nội soi để đặt stent khí quản và đặt stent phế quản

Tai biến có thể xảy ra với người bệnh ngay sau khi đặt stent khí quản hay đặt stent phế quản cũng có thể xảy ra muộn, cụ thể như sau:

5.1. Tai biến ngay sau khi đặt stent có thể gặp phải:

  • Bệnh nhân bị thủng khí phế quản gây tràn khí màng phổi và trung thất. Trường hợp này bác sĩ sẽ mở màng phổi dẫn lưu khí và nội soi cũng như thay lại stent.
  • Di lệch stent trong lòng khí phế quản của bệnh nhân, với trường hợp này thì cần nội soi lại và dùng kìm để chỉnh.
  • Bệnh nhân bị chảy máu. Trong tình huống này thì theo mức độ mà cần cầm máu nội khoa hay thay stent khác cho phù hợp hơn.
  • Người bệnh có thể bị Xẹp phổi do stent quá dài hay di lệch sai vị trí. Trường hợp này cần nội soi cũng như dùng kìm chỉnh lại hay thay stent khác cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân bị suy hô hấp cấp thì cần thở oxy
Đặt stent khí – phế quản qua nội soi - ảnh 4
Tràn khí màng phổi là một có thể gặp phải sau khi đặt stent

5.2. Những tai biến muộn mà người bệnh có thể gặp phải khi nội soi phế quản để đặt stent bao gồm:

  • Hai đầu stent bị sùi hay stent bị đứt, gẫy. Trường hợp này cần nội soi và tháo bỏ stent.
  • Bệnh nhân bị ung thư tái phát.
  • Stent bị bít tắc do đờm và dịch tiết. Trường hợp này cần nội soi bằng ống mềm để hút đờm và dịch tiết.
  • Di chuyển stent gây ho, khó thở cho người bệnh.
  • Bệnh nhân bị Nhiễm khuẩn huyết cần điều trị bằng kháng sinh.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

PGS.TS.BS Phan Thu Phương

  • 61 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Hô hấp
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CK I Lê Trọng Hậu

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Hô hấp
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Đức Bách

  • Số 37, Hai bà Trưng, quận Hoàn Kiếm,tp Hà Nội
  • Hô hấp
  • 250.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ nội trú Hoàng Thái Dương

  • Đường 22 tháng 12, Khu Phố Hòa Lân 1, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương
  • Hô hấp
  • 290.000đ

Bác sĩ CKII Nguyễn Mạnh Tường

  • Số 458 Phố Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Hô hấp