Điều trị Mụn trứng cá khôn dùng thuốc và dùng thuốc kê đơn

Mụn trứng cá gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Để có thể nhanh chóng loại bỏ những nốt mụn gây khó chịu này, thì người bệnh cần phải hiểu rõ về phương pháp điều trị nó. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cơ bản để có thể lựa chọn phương pháp điều trị mụn trứng cá phù hợp.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Các phương pháp điều trị Mụn trứng cá là gì?

Mụn Nhọt có thể được che dấu bởi các sản phẩm kem hoặc mỹ phẩm. Tuy nhiên, khi nó bùng phát thì cần phải lựa chọn phác đồ điều trị mụn phù hợp để kiểm soát và làm giảm tình trạng phát triển của nó.

Các phương pháp điều trị tốt nhất là ức chế sản xuất bã nhờn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn hoặc kích thích bài tiết tế bào da chết để cho lỗ chân lông được thoáng. Tuy nhiên, với một số cách điều trị mụn trứng cá thường có thể gây tác dụng phụ nên khi lựa chọn phương pháp điều trị cần phải cân nhắc và thận trọng.

Điều trị Mụn trứng cá khôn dùng thuốc và dùng thuốc kê đơn - ảnh 1
Điều trị mụn trứng cá như thế nào?

2. Điều trị mụn trứng cá không sử dụng thuốc kê toa

2.1. Xà phòng và nước

Làm sạch da nhẹ nhàng bằng xà phòng và nước không quá hai lần một ngày có thể giúp trị được mụn trứng cá. Tuy nhiên, điều này không làm sạch hẳn những mụn trứng cá đã có sẵn từ trước. Hơn nữa, nếu rửa mặt cùng với việc chà mạnh lên da sẽ dễ làm tổn thương da và gây ra các vấn đề khác về da.

2.2. Chất tẩy rửa

Một số thành phần chất hóa học có tác dụng làm sạch da được khuyến nghị bởi các chuyên gia hay bác sĩ Da liễu thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da chẳng hạn như: benzoyl peroxide, acid glycolic và acid salicylic hoặc lưu huỳnh.

  • Benzoyl peroxide. Đối với mụn trứng cá nhẹ, bạn có thể thử hoặc có thể là bác sĩ đề nghị điều trị bằng thuốc không kê đơn có chứa benzoyl peroxide. Hợp chất này được biết đến với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn liên quan đến mụn trứng cá.

Sử dụng chất này nó thường mất ít nhất khoảng 4 tuần để hoạt động và phải sử dụng liên tục mới có tác dụng ngăn ngừa mụn trứng cá. Giống như nhiều sản phẩm không kê đơn khác, nó không ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn hoặc cách mà tế bào chết nang da bong ra, và khi ngừng sử dụng thì mụn trứng sẽ quay trở lại.

Benzoyl peroxide có sẵn trong các sản phẩm dạng kem, nước thơm, miếng rửa mặt, bọt và gel. Tuy nhiên, nó có thể gây khô da vì vậy cần phải cẩn thận khi sử dụng nó.

  • Acid salicylic. Trên da, acid salicylic giúp điều chỉnh sự bong tróc bất thường của tế bào. Đối với những trường hợp mụn trứng cá nhẹ, acid salicylic giúp làm thông thoáng lỗ chân lông để ngăn ngừa tổn thương. Tuy nhiên, nó không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến việc sản xuất bã nhờn và không tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời phải sử dụng nó liên tục thì mới có hiệu quả. Nếu ngưng sử dụng thì lỗ chân lông bị tắc lại và mụn vẫn trở lại.
  • Lưu huỳnh. Kết hợp với các chất khác như cồn và acid salicylic thì lưu huỳnh sẽ là thành phần của nhiều loại thuốc trị mụn không kê đơn. Tuy nhiên nó ít được sử dụng bởi vì nó có mùi khó chịu.
  • Gel hoặc kem bôi tại chỗ có chứa retinol. Retinol hoạt động để giữ cho mụn không hình thành. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào và làm tăng sự luân chuyển tế bào để mở lỗ chân lông. Khi sử dụng thành phần này ban đầu mụn trứng cá có thể trở nên tồi tệ hơn, và sau đó nó sẽ hoạt động trên các mụn nhọt đó và làm cho tình trạng trở nên tốt hơn.

Thành phần này phải được sử dụng liên tục ít nhất từ 8 đến 12 tuần để có kết quả. Và nó phải được sử dụng theo đơn của bác sĩ da liễu.

  • Cồn và aceton. Cồn là một chất chống vi khuẩn nhẹ và aceton có tác dụng loại bỏ dầu trên bề mặt da. Hai thành phần này sẽ được kết hợp vào một số thuốc điều trị trứng cá không kê đơn. Tuy nhiên, nó có tác dụng phụ gây khô da và không có tác dụng hiệu quả với mụn trứng cá. Vì vậy, các bác sĩ da liễu ít khuyên sử dụng thành phần này.
  • Thảo dược, chất hữu cơ và thuốc “tự nhiên”. Có nhiều sản phẩm thảo dược, hữu cơ hoặc các chất tự nhiên được bán trên thị trường để điều trị hoặc ngăn ngừa mụn trứng cá. Tuy nhiên, hiệu quả của các thành phần này vẫn chưa được chứng minh và dường như nó không có nhiều lợi ích trong điều trị mụn trứng cá.

3. Điều trị mụn trứng cá sử dụng thuốc kê toa Điều trị Mụn trứng cá khôn dùng thuốc và dùng thuốc kê đơn - ảnh 2

Dùng thuốc kháng sinh điều trị mụn trứng cá

3.1. Kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng trên da (tại chỗ) hoặc uống (toàn thân). Nó hoạt động bằng cách làm sạch da có vi khuẩn gây mụn và giảm viêm. Nó thường chứa trong một số sản phẩm có sẵn như: kem, gel, dung dịch...

Kháng sinh tại chỗ bị hạn chế trong khả năng xâm nhập vào da và loại bỏ mụn trứng cá sâu hơn, trong khi kháng sinh toàn thân có thể lưu thông khắp cơ thể và vào tuyến bã nhờn. Tuy nhiên, kháng sinh toàn thân thường gây ra nhiều tác dụng phụ hơn thuốc bôi tại chỗ.

Thông thường kháng sinh tại chỗ không được khuyên dùng một mình như một phác đồ điều trị mụn trứng cá, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh với vi khuẩn ở da. Tuy nhiên, sử dụng benzoyl peroxide với một loại kháng sinh tại chỗ có thể làm giảm nguy cơ kháng kháng sinh.

Clindamycin tại chỗ (Cleocin T, Clinda-Derm) và erythromycin (Ilotycin) là những kháng sinh có tác dụng chống viêm và có hiệu quả chống lại một số vi khuẩn. Tuy nhiên, để nó phát huy được tác dụng thì cần phải được kết hợp với benzoyl peroxide hoặc một retinol tại chỗ và bôi trực tiếp trên da.

Ngoài ra, các loại kháng sinh đường uống chẳng hạn như erythromycin, doxycycline, minocycline và tetracyclin đều có hiệu quả trong nhiều trường hợp điều trị mụn trứng cá. Nhưng, tác dụng phụ khi sử dụng các loại này thường sẽ có nguy cơ kháng kháng sinh.

Thuốc kháng sinh không phải là cách giải quyết tốt nhất cho các yếu tố gây bệnh trong mụn trứng cá. Đồng thời, nó cần phải kết hợp với một số loại thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Hơn nữa, một số loại thuốc kháng sinh uống trị mụn trứng cá không nên được sử dụng trong thai kỳ.

3.2. Retinoids hoặc dẫn xuất của vitamin A

Những thành phần này thường có sẵn trong các thuốc bôi hoặc thuốc uống. Retinoids tại chỗ giúp làm sạch mụn trứng cá từ trung bình đến nặng bằng cách tác động đến sự phát triển và bài tiết da. Chúng có thể được sử dụng kết hợp với các sản phẩm trị mụn khác chẳng hạn như: benzoyl peroxide và kháng sinh đường uống. Retinoids tại chỗ không có tác dụng phụ nghiêm trọng như đường uống. Tuy nhiên, chúng không được khuyến nghị cho phụ nữ có thai hoặc nuôi con bú. Tác dụng phụ của retinoids tại chỗ bao gồm đỏ, khô và Ngứa da.

Đối với những trường hợp có mụn trứng cá nặng, isotretinoin là liệu pháp hiệu quả nhất. Đây là loại thuốc duy nhất có thể can thiệp vào tất cả nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Nó có thể loại bỏ những mụn trứng cá nghiêm trong mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Tuy nhiên, nó có thể gây ra tác dụng phụ như khô da, khô môi, đau cơ khớp, tăng nồng độ triglyceride, men gan cao...Nhưng hầu hết người dùng có thể chấp nhận các tác dụng phụ này. Với phụ nữ mang thai, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng chẳng hạn như dị tật bẩm sinh. Thêm vào đó, một số nghiên cứu cũng chứng minh được rằng việc sử dụng thuốc này có liên quan đến tăng nguy cơ trầm cảm, Tự tử và bệnh viêm ruột. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc cần được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu để tránh những rủi ro tiềm ẩn của thuốc.

3.3. Acid azelaic

Thuốc bôi chứa thành phần azelaic ở dạng gel, kem có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Nó thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh trứng cá đỏ nhưng nó cũng có thể giúp điều trị trứng cá ở mức độ nhẹ.

3.4. Dapsone

Dapsone là một loại gel bôi ngoài da có tính kháng khuẩn và chống viêm.

3.5. Thuốc tránh thai đường uống

Thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố nữ hoạt động bằng cách chống lại tác dụng của nội tiết tố nam (như testosterone) đối với mụn trứng cá. Lợi ích của thuốc tránh thai đối với mụn tránh thai có thể diễn ra trong khoảng 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, nó cũng có thể có các tác dụng phụ như: buồn nôn, tăng cân, đốm, đau vú, và cục máu đông.

3.6. Spironolactone (Aldactone)

Spironolactone là một loại thuốc đường uống có tác dụng ngăn chặn hoạt động của các hormone cơ thể ở các tuyến dầu trên da. Thuốc này tuy không được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê chuẩn cho mụn trứng cá, nhưng đặc biệt hữu ích cho những phụ nữ bị mụn nặng hơn vào khoảng thời gian có kinh nguyệt và mãn kinh.

Một loại thuốc phổ biến khác mà bác sĩ da liễu có thể áp dụng là triamcinolone - một loại dung dịch corticosteroid được tiêm trực tiếp vào các nốt mụn.

4. Một số cảnh báo về phương pháp điều trị mụn trứng cá

Bệnh nhân dùng thuốc trị mụn trứng cá nên cảnh giác với các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra và sự tương tác của nó với các loại thuốc và thảo dược khác. Chẳng hạn như: Các retinoids và benzoyl peroxide tại chỗ có thể khiến da bị đỏ, khô và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Mặt khác, benzoyl peroxide có thể ức chế tác dụng của một số retinoids tại chỗ, vì vậy không bao giờ áp dụng chúng vào cùng một thời điểm trong ngày.

Hoặc kháng sinh đường uống có thể gây nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và đau dạ dày. Và uống kháng sinh đường uống trong hơn một vài tuần có thể khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng nấm men.

Một số sản phẩm trị mụn không kê đơn có thể gây ra phản ứng Dị ứng hiếm gặp. Nếu gặp các triệu chứng như nghẹn họng, khó thở, cảm thấy Ngất xỉu hoặc sưng mặt hoặc lưỡi cần gặp bác sĩ ngay.

5. Điều trị Sẹo trứng cá

Những người bị mụn trứng cá và để lại sẹo có thể áp dụng một số thủ thuật tích cực để cải thiện sẹo. Các thủ tục bao gồm dermabrasion, một số loại laser và lột hóa chất. Phương pháp này giúp loại bỏ bề mặt Sẹo và làm cho da được mịn màng hơn.

Điều trị Mụn trứng cá khôn dùng thuốc và dùng thuốc kê đơn - ảnh 3
Mụn trứng cá để lại sẹo

6. Một số biện pháp ngăn ngừa mụn trứng cá

  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không gây mụn hoặc nhạy cảm để giảm nguy cơ tổn thương mới và giảm thiểu kích ứng da.
  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ hai lần một ngày.
  • Tránh các chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm ở dạng hạt chà hoặc có kết cấu sệt. Bởi vì, những sản phẩm này có thể gây kích ứng da và dẫn đến mụn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng không gây mụn hàng ngày.
  • Tránh cậy, nặn, hoặc nổi mụn. Điều này có thể dẫn đến sẹo và nhiễm trùng da.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

PGS.TS.BS Phạm Văn Hiển

  • 219 Đường Lê Duẩn, Nguyễn Du, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Mạnh Hùng

  • 245 Phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Duy Hưng

  • 207 Phố Huế, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CK I Nguyễn Hải An

  • 52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Nguyễn Bảo Hòa

  • 3 Đường Số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Hồ Chí Minh
  • Da liễu - Thẩm mỹ
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*