Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Khí hư có mùi hôi: Nguyên nhân và cách điều trị phụ nữ nên biết

11/10/2020
Khí hư có mùi hôi: Nguyên nhân và cách điều trị phụ nữ nên biết

Khí hư có mùi hôi là một trong số những triệu chứng thường gặp ở nhiều phụ nữ. Vậy nguyên nhân khiến khí hư có mùi hôi thối là gì? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Khí hư là gì?

Khí hư sinh lý còn có một tên gọi khác là dịch âm đạo. Đây là dịch được tiết ra từ cơ quan sinh dục của nữ giới khi đã bước qua độ tuổi dậy thì.

Ở trạng thái bình thường, khí hư có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà, hơi dai, có mùi hơi tanh hoặc không có mùi.

Nhiệm vụ của khí hư là giữ độ ẩm trong môi trường âm đạo. Đồng thời, khí hư còn là chất bơi trơn, giúp cho quá trình giao hợp của nữ giới diễn ra thuận lợi.

Khi khí hư có mùi, màu khác thường, kèm mùi hôi khó chịu là khí hư bệnh lý (thường gặp trong viêm âm đạo).

2. Khí hư có mùi hôi - Nguyên nhân do đâu

Ở trạng thái bình thường, khí hư thường có màu trắng hoặc trong, hơi tanh nhẹ. Tuy nhiên, khi vùng kín bị tấn công bởi các tác nhân như nấm, vi khuẩn, virus...sẽ gây ra một số bệnh viêm nhiễm Phụ khoa nhất định. Khi đó, bệnh thường biểu hiện ra ngoài qua màu, mùi và trạng thái của khí hư cùng một vài triệu chứng khác.

Khí hư có mùi hôi thường đi kèm với các dấu hiệu khác như: Khí hư có màu bất thường, Ngứa rát vùng kín,... Đây là triệu chứng cho thấy phụ nữ đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, điển hình là các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Cụ thể như sau:

  • Khí hư có mùi hôi, màu trắng, sánh đặc và lợn cợn như bã đậu. Đi kèm với đó là dấu hiệu Ngứa âm đạo thì khả năng cao chị em đang bị nấm âm đạo do nấm Candida gây ra.
  • Khí hư có mùi hôi, loãng, có màu trắng hoặc vàng, có bọt, vùng kín ngứa Ngáy khó chịu... là biểu hiện của bệnh Viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas.
  • Khí hư hôi và có màu trắng xám, tiết ra nhiều là biểu hiện của Viêm âm đạo do tạp khuẩn.
  • Khí hư có mùi hôi, dịch tiết nhiều và gây ngứa rát âm đạo, đau buốt khi đi tiểu, đau bụng khi xuất hiện kinh nguyệt... là biểu hiện của viêm âm đạo do vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
  • Khí hư hôi tanh, có màu vàng hoặc có mủ kèm theo ngứa rát âm đạo, đau khi quan hệ là triệu chứng cảnh báo viêm âm đạo cấp tính, âm đạo có dị vật, viêm ống dẫn trứng, Viêm cổ tử cung hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Khí hư hôi, tanh, dịch tiết nhiều và có màu nâu thường do phụ nữ sử dụng thuốc Nội tiết khiến dịch niêm mạc âm đạo tăng.
  • Nguy hiểm nhất là trường hợp khí hư có mùi hôi có lẫn máu nhưng không phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, chị em thường cảm thấy đau bụng âm ỉ không rõ nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo Ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, polyp cổ tử cung không thể coi thường.

Bên cạnh các căn bệnh trên, khí hư có mùi hôi có thể xuất phát từ nguyên nhân khác như: Đổ mồ hôi quá mức, dùng băng vệ sinh lâu không thay, vệ sinh vùng kín quá ít...

3. Các biện pháp phòng, chữa khi khí hư có mùi hôi

Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, khí hư có mùi hôi nếu không điều trị sớm và triệt để dễ dẫn tới nhiều biến chứng khác, chẳng hạn như: Viêm tắc vòi trứng, vô sinh, hiếm muộn, viêm nội mạc tử cung,...Vì vậy, chị em nên đi khám và điều trị kịp thời.

Cần lưu ý là phụ nữ không nên tùy tiện mua và sử dụng thuốc, thay vào đó cần phải đi khám để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, không bỏ dở giữa chừng, không tự ý tăng giảm liều lượng sẽ khiến bệnh dễ trở thành mãn tính.

Ngoài ra, để không còn hiện tượng khí hư có mùi hôi, chị em phụ nữ cần chú ý tới những điều sau:

  • Mặc quần lót cotton thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí. Không mặc quần lót chật.
  • Thay quần lót và vệ sinh vùng kín mỗi ngày ít nhất 1 lần.
  • Không tự ý thụt rửa âm đạo. Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn bên ngoài dễ xâm nhập vùng kín và gây bệnh.
  • Sử dụng nước sạch để vệ sinh vùng kín.
  • Lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh phù hợp, không dùng các sản phẩm hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm để tránh làm mất cân bằng pH âm đạo.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách trong thời kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, sau sinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học với nhiều hoa quả, rau xanh, sữa chua.
  • Tránh stress, thức đêm hay làm việc quá sức.

4. Mẹo dân gian chữa khí hư có mùi hôi thối

Nếu huyết trắng có có mùi hôi mới xuất hiện, chưa quá nghiêm trọng. Chị em có thể áp dụng các bài thuốc dân gian sau đây:

Dùng gừng tươi loại bỏ biểu hiện bệnh huyết trắng có mùi hôi

Không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu, gừng tươi còn là vị thuốc dân gian chữa bệnh rất hay. Ngoài chủ trị các chứng bệnh về đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa thì gừng tươi còn có thể giúp chị em đẩy lùi bệnh huyết trắng có mùi hôi và giảm đau mỏi lưng, đặc biệt sau kì kinh.

Nguyên liệu: Gừng tươi.

Cách thực hiện: Gừng tươi sơ chế sạch đem giã nát, lấy khoảng 40g cho vào nồi nước đã đun sôi (khoảng 1 lít), rồi đun thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp. Đổ nước thuốc ra chậu, pha thêm nước mát sao cho dung dịch hơi ấm rồi đem ngâm vùng kín khoảng 10-15 phút rồi dùng khăn sạch lau khô nhẹ nhàng.

Lưu ý: Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ sau khi đã vệ sinh vùng kín sạch sẽ để mang lại hiệu quả cao nhất. Nếu thực hiện vào ban ngày thì sau khi ngâm nên nghỉ ngơi từ 30 phút đến 1h rồi mới làm việc. Thực hiện 2-3 lần/tuần sẽ thấy kết quả.

Bí quyết chữa bệnh huyết trắng có mùi hôi bằng rễ cỏ tranh

Theo Đông y, rễ cỏ tranh được gọi là mao căn, có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Đồng thời còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt.

Rễ cỏ tranh có mặt trong nhiều bài thuốc, chủ yếu được dùng để chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, chữa bí tiểu,… Ngoài ra còn là vị thuốc trị bệnh huyết trắng hiệu nghiệm.

Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh.

Cách thực hiện: Rễ cỏ tranh tươi rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ, phơi khô đem sao vàng hạ thổ (có thể sao vàng hạ thổ khi còn tươi không cần phơi khô).

Sau đó, lấy lượng vừa đủ cho vào ấm thêm 2 cốc nước sạch đem sắc kĩ cho đến khi còn 1/2 lượng nước ban đầu rồi uống. Phần bã còn lại có thể nấu nước uống thay thế nước lọc hằng ngày sẽ nhanh khỏi bệnh hơn, lại giải nhiệt cơ thể rất tốt.

Mẹo chữa bệnh huyết trắng bằng rau diếp cá

Diếp cá trong Đông y được gọi loại cây này là “ngư tinh thảo”. Loại thảo dược này có tính hàn, có tác dụng tiêu độc mát máu, kháng viêm nên được dùng nhiều để chữa bệnh như: chữa viêm họng, trị ho, chữa bệnh trĩ,… và có thể dùng để trị huyết trắng ra nhiều, bệnh viêm âm đạo cho chị em hiệu quả theo cách sau:

Nguyên liệu: Cây diếp cá 20g; bồ kết 10g; tỏi 1 củ.

Cách thực hiện: Rau diếp cá đem ngâm rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào nồi thêm nước đun sôi khoảng 5-10 phút.

Rửa vùng kín sạch sẽ xong, lấy nước thuốc này đem xông vùng kín (chú ý giữ khoảng cách vừa phải để mang lại kết quả cao và tránh bị bỏng) trong khoảng 10 phút. Khi nước thuốc nguội tận dụng để rửa bên ngoài vùng kín rồi lau khô bằng khăn sạch. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong khoảng 1 tuần sẽ thấy bệnh khỏi.

Ngoài việc dùng thuốc, chị em cũng nên chú ý đến việc vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày, tránh lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, tránh thụt rửa âm đạo, mặc đồ lót sạch có chất liệu cotton thông thoáng, ăn uống và sinh hoạt khoa học,… để hỗ trợ điều trị bệnh huyết trắng có mùi hôi nhanh khỏi hơn.

Lưu ý: Bài thuốc này hiệu quả chỉ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người nên các chị em cần đến những nơi cơ sở y tế uy tín để kiểm tra để được các bác sĩ chuyên phụ khoa của phòng khám trực tiếp thăm khám rõ hơn tình trạnh bệnh lý. Để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của các chị em nữ giới và khả năng sinh sản.

Qua những nội dung trên đây, mong rằng chị em phụ nữ đã hiểu khí hư có mùi hôi là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không và cách phòng ngừa, điều trị bệnh an toàn, triệt để.