Mục lục:

Kỹ thuật đo và theo dõi chỉ số SPO2

Chỉ số SpO2 là một dấu hiệu sinh tồn của cơ thể. Việc theo dõi chỉ số SpO2 nhằm kiểm tra được lượng oxy trong máu giúp bác sĩ phát hiện được bất thường xảy ra và có xử lý kịp thời.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Chỉ số SpO2 là gì?

  • SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) là độ bão hòa oxy mao mạch trong máu ngoại vi. Chỉ số này được đo rất dễ dàng qua da, thông qua một đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai.
  • Mục đích chỉ số SpO2 nhằm phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy máu của người bệnh trước khi có các dấu hiệu trên lâm sàng như tím tái. Theo dõi SpO2 liên tục tại giường là biện pháp cần thiết, an toàn, hiệu quả trong quá trình theo dõi người bệnh.
  • Cơ chế đo chỉ số SpO2: đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay sẽ tận dụng cảm biến ở mặt dưới đồng hồ để tính toán chỉ số SpO2. Các tia sáng xanh ở cảm biến bắn vào các mạch máu. Sự biến thiên của sóng xuyên qua cổ tay sẽ cho ra giá trị của SpO2.
  • SpO2 bình thường ≥ 97%. Lúc này, tình trạng oxy hóa trong máu được xem là đảm bảo. Trường hợp SpO2 thấp hơn 92% phản ánh tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng cần được xử lý trên lâm sàng. Tuy nhiên chỉ số đo SpO2 của các thiết bị luôn không chính xác 100%. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: sắc độ của móng tay, móng chân, Hb bất thường (Hb là tên gọi một thành phần của máu), cử động, do tình trạng giảm tưới máu mô (do choáng, sử dụng thuốc gây co mạch, ...)
Kỹ thuật đo và theo dõi chỉ số SPO2 - ảnh 1
SPO2 ở người bình thường là bao nhiêu?

2. Chỉ định đo và theo dõi SpO2

  • Tất cả các cuộc mổ trong phòng phẫu thuật
  • Người có suy hô hấp, suy tim, cấp cứu ngừng tuần hoàn, rối loạn nhịp tim, sốc, trụy mạch, tụt huyết áp
  • Người bệnh nặng cần hồi sức như đột quỵ não, nhược cơ, Chấn thương tủy cổ có liệt cơ hô hấp, Guillain Barré...
  • Trẻ sơ sinh đẻ non, trẻ suy hô hấp.
  • Sử dụng SpO2 để đánh giá hiệu quả điều trị, hoặc để chẩn đoán bệnh.
Kỹ thuật đo và theo dõi chỉ số SPO2 - ảnh 2
Chỉ định đo và theo dõi SpO2 ở người bệnh suy tim

3. Quy trình thực hiện đo và theo dõi chỉ số SpO2

  • Bước 1: Kiểm tra lại dụng cụ và mang đến bên giường người bệnh. Máy đo bão hòa oxy cáp đo kèm đầu dò phù hợp với người bệnh
  • Bước 2: Chuẩn bị máy, chuẩn bị bệnh nhân. Đặt máy theo dõi (monitoring) vào vị trí thuận lợi, dễ nhìn, chắc chắn. Để người bệnh ở tư thế thích hợp, an toàn. Bật máy đo SpO2 và kết nối cáp đo, kiểm tra độ chính xác của máy, cài đặt các báo động, giới hạn thấp hoặc cao của SpO2
  • Bước 3: Kết nối máy đo và người bệnh bằng cách nối cáp đo vào ngón tay hoặc ngón chân người bệnh thường qua đầu dò. Kẹp hoặc dán bộ phận nhận cảm (sensor) ở đầu ngón tay, ngón chân, dái tai hoặc bất cứ tổ chức nào được tưới máu mà có thể gắn được
  • Bước 4: Rửa tay, ghi phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh

4. Theo dõi chỉ số SpO2 như thế nào?

  • Theo dõi độ chính xác của sóng SpO2 theo nhịp đập của mạch để có được số đo chính xác.
  • Theo dõi liên tục khi có các báo động xảy ra và ghi nhận lại cách xử trí khi SpO2 thấp.

Lưu ý về kỹ thuật đo SpO2:

  • Cần chú ý có thể tổn thương ở vị trí kết nối với người bệnh do sử dụng dài ngày hoặc kẹp đầu dò quá chặt.
  • Trường hợp bão hoà oxy máu quá thấp sẽ không phát hiện được bằng SpO2 cần theo dõi các biểu hiện trên lâm sàng mà có thái độ xử lý kịp thời.
  • Tụt huyết áp hoặc co mạch làm giảm dòng máu và độ nảy ở tiểu động mạch nên giá trị SpO2 không còn chính xác.
  • Trong Ngộ độc CO: theo dõi SpO2 không chính xác, cần làm Khí máu động mạch xác định chính xác chỉ số SpO2.

 

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung