1. Trẻ thường ngủ như thế nào?
*Từ 0-3 tháng tuổi: giấc ngủ trong giai đoạn này đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Ở độ tuổi này, trẻ chỉ thức dậy để ăn hoặc nhìn các hoạt động xung quanh chúng, sau đó tiếp tục đi vào giấc ngủ.
*Từ 3-12 tháng tuổi: khi được 6 tháng tuổi, trẻ sẽ ngủ suốt cả đêm, và thức lâu hơn vào ban ngày. Khi các bé gần đến ngày sinh nhật đầu tiên, chúng thường ngủ ổn định hơn vào ban đêm cùng với một hoặc hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
*Từ 12 tháng tuổi trở lên: khi mới chập chững biết đi, trẻ thường ngủ một giấc dài hơn thay vì hai giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Khi đến độ tuổi đi học mẫu giáo, trẻ sẽ được cai sữa hoàn toàn.
2. Nguyên nhân làm gián đoạn giấc ngủ ở trẻ em
Ở hầu hết mọi giai đoạn phát triển, sự thay đổi về thể chất và nhận thức có thể gây ra tình trạng khó ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc đối với trẻ nhỏ.
Bé có thể mắc phải chứng rối loạn Lo âu chia ly và muốn được ôm ấp, vỗ về vào giữa đêm. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ từ 8-12 tháng tuổi, và biến mất khi trẻ được 2 tuổi. Đối với những đứa trẻ đang học từ có thể bị thức giấc khi tâm trí thôi thúc chúng đọc tên các đồ vật xung quanh. Thậm chí, ngay cả các hành động duỗi tay và chân cũng có thể làm bé bị tỉnh dậy vào ban đêm.
Sự gián đoạn giấc ngủ cũng có thể được gây ra bởi một một ngày phấn khích hoặc mệt mỏi khiến trẻ cảm thấy quá bồn chồn để ngủ ngon giấc. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine cũng là các tác nhân chính dẫn đến tình trạng khó ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc ở trẻ.
Ngoài ra, môi trường xung quanh mới mẻ, hoặc những thay đổi về thói quen của trẻ cũng góp phần làm gián đoạn giấc ngủ. Một số nguyên nhân khác dẫn đến vấn đề này, bao gồm bệnh tật, chứng ngưng thở khi ngủ, dị ứng, mộng du, ác mộng ban đêm, hoặc hội chứng chân không yên.
*Chứng ngưng thở khi ngủ: đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm vì trẻ có thể ngừng thở trong khoảng thời gian từ 10 giây trở lên trong khi ngủ. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ không biết điều này đang diễn ra. Khi mắc chứng ngưng thở khi ngủ, trẻ thường có các triệu chứng như Ngáy to, ngủ mở miệng và buồn ngủ quá mức trong ngày. Hơn nữa, tình trạng này cũng có thể dẫn đến các vấn đề về học tập và hành vi, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe Tim mạch ở trẻ.
*Hội chứng chân không yên(RLS): mặc dù đây được xem là một vấn đề thường gặp ở người trưởng thành, tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể bắt đầu từ thời ấu thơ. Khi mắc hội chứng này, trẻ sẽ có cảm giác chân bị lắc lư, rung chuyển hoặc có cảm giác kiến bò, khiến chúng phải thường xuyên thay đổi vị trí trên giường.
*Ác mộng: ác mộng thường xảy ra phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn, khiến cho trẻ bị thức giấc đột ngột trong trạng thái sợ hãi, kích động, la hét, khóc và đôi khi bị mộng du. Khi thức dậy, trẻ thường không thực sự tỉnh táo, thậm chí không nhớ cơn ác mộng đã diễn ra như thế nào. Đa số các cơn ác mộng sẽ xảy ra trong giấc ngủ NREM- khoảng 90 phút sau khi trẻ ngủ.
*Dị ứng và hen suyễn: nghẹt mũi do dị ứng, Cảm lạnh hoặc Hen suyễn có thể khiến trẻ cảm thấy khó thở. Ở trẻ sơ sinh, các tình trạng như đau bụng, đau tai, đau khi mọc răng, hoặc trào ngược axit có thể làm cản trở giấc ngủ của trẻ.
*Thuốc: một số loại thuốc điều trị cảm lạnh, Dị ứng có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn về việc thay đổi thuốc và liều lượng sử dụng thuốc cho trẻ.
3. Làm thế nào để trẻ ngủ ngon hơn?
Bé sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn nếu bạn thực hiện theo một số phương pháp sau đây:
- Đặt bé nằm ngửa khi ngủ: cho trẻ ngủ ở vị trí này sẽ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (hội chứng SIDS).
- Tắt các thiết bị ánh sáng trong phòng: những trẻ từ 3-6 tháng tuổi đã bắt đầu có các phản ứng với ánh sáng, do đó ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, tivi hay máy tính có thể khiến trẻ khó ngủ.
- Sử dụng thú nhồi bông: sự mềm mại từ thú nhồi bông sẽ giúp con bạn cảm thấy an toàn, ấm áp và thoải mái khi ngủ.
- Giảm căng thẳng trước khi đi ngủ: nồng độ hormone cortisol cao trong cơ thể sẽ gây ra căng thẳng cho trẻ và khiến chúng khó đi vào giấc ngủ. Các bậc phụ huynh nên cố gắng giữ bình tĩnh và sự thoải mái cho con trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp làm giảm lượng cortisol dư thừa trong cơ thể của trẻ.
Nguồn: webmd.com & healthline.com