Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Phù chân khi mang thai - những điều cần lưu ý

22/10/2020
Phù chân khi mang thai - những điều cần lưu ý

Phù nề chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, một số trường hợp cho thấy hiện tượng chân bị phù nề lúc mang thai có liên quan đến bệnh tiền sản giật ở thai phụ.

1. Phù chân là gì?

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối thai kỳ do trọng lượng thai Nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề.

2. Nguyên nhân gây phù chân ở bà bầu

Có 3 nguyên nhân chính giải thích cho hiện tượng phù chân ở phụ nữ khi mang thai

  • Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất lượng máu và chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường nhằm giúp nuôi dưỡng thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây phù nề ở phụ nữ mang thai.
  • Khi thai càng lớn, tử cung của bạn cũng sẽ lớn hơn, gây nên áp lực, chèn lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim, khi sức ép càng lớn thì máu sẽ dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù, nhất là vị trị bàn chân, mắt cá.
  • Sự thay đổi hormon trong thai kỳ cũng đóng vai trò quan trọng gây nên hiện tượng phù. Hormon trong cơ thể bạn thay đổi khiến cho thành mạch trở nên mềm hơn, điều này gây khó khăn cho tĩnh mạch trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim.

Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác gây chứng phù chân khi Mang thai như: đứng quá lâu, thường xuyên mang giày cao gót, làm việc nặng nhọc, chế độ ăn nhiều Natri, thiếu Kali, thời tiết nắng nóng.

Phù chân khi mang thai - những điều cần lưu ý - ảnh 1

3. Triệu chứng bất thường khi bị phù chân ở mẹ bầu

Hiện tượng phù chân khi mang thai là triệu chứng bình thường ở hầu hết chị em phụ nữ trong giai đoạn những tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên chủ quan với những dấu hiệu bất thường khi bị phù nề chân. Theo bác sĩ, phù nề chân không chỉ là biểu hiện về mặt sinh lý mà còn có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy làm thế nào để nhận biết triệu chứng bất thường xuất hiện trong giai đoạn này?

Sau đây là một số triệu chứng mà mẹ bầu cần ghi nhớ để dễ dàng nhận biết và thăm khám bác sĩ kịp thời. Cụ thể gồm:

  • Khi chân có triệu chứng phù nề, thai phụ đã chủ động nghỉ dưỡng nhưng vẫn không thuyên giảm. Tình trạng phù nề chân kéo dài trong nhiều ngày.
  • Ngoài mu bàn chân thì mặt và tay cũng có triệu chứng sưng phù.
  • Theo thời gian, triệu chứng sưng phù ngày một nặng hơn, tức ngày càng sưng nhiều hơn.
  • Kèm theo triệu chứng đau đầu.
  • Thị giác có biểu hiện lạ, đôi khi không nhìn thấy rõ, hình ảnh lờ mờ.
  • Đau bụng vùng hạ sườn dữ dội.
  • Ngoài ra, ở thai phụ còn có một số triệu chứng khác, điển hình như nôn ói,...

4. Phù chân khi mang thai là bình thường hay bất thường?

Phù ở bàn chân, mắt cá chân, bắp chân là hiện tượng sinh lý bình thường, có thể gặp ở hầu hết phụ nữ khi mang thai. Những dấu hiệu này sẽ mất đi khi em bé của bạn chào đời. Tuy nhiên, sưng phù cũng có thể là dấu hiệu chỉ ra cơ thể bạn đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Hãy đến gặp bác sĩ sản khoa ngay nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau:

  • Sưng phù dài ngày, dù bạn đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Tay và mặt cũng bị phù
  • Dấu hiệu sưng, phù tăng dần, lớn hơn so với ban đầu
  • Đau đầu nặng
  • Có vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ
  • Đau dữ dội ngay dưới xương sườn
  • Nôn với bất kỳ triệu chứng nào

Đó là những dấu hiệu cảnh báo cho tiền sản giật. Tiền Sản giật là hội chứng Huyết áp cao do thai kỳ, đi kèm với sự tăng protein trong nước tiểu. Chứng này thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra chứng co giật (sản giật) gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Yếu tố chính giúp kiểm soát Tiền sản giật đó là thường xuyên theo dõi huyết áp người mẹ và nhịp tim thai nhi.

Nếu một chân của bạn có vẻ sưng nhiều hơn so với chân còn lại, đó có thể là gợi ý cho biết bạn đang gặp vấn đề về tĩnh mạch, chẳng hạn như Huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là hiện tượng đông máu thường xuất hiện ở các tĩnh mạch sâu dưới chân, ở phụ nữ mang thai thì nguy cơ mắc sẽ cao hơn.

5. Phòng ngừa phù chân khi mang thai?

Sưng phù bàn chân và mắt cá chân là hiện tượng phổ biến khi mang thai và sẽ mất đi sau khi sinh con. Tuy nhiên nó khiến bà bầu không thoải mái và bất tiện trong sinh hoạt. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng phù chân trong quá trình mang thai.

  • Hạn chế đứng quá lâu mà không di chuyển. Khi ngồi nên duỗi thẳng chân, không vắt chéo chân vì sẽ khiến máu khó lưu thông. Khi nằm nên kê cao chân bằng gối.
  • Thường xuyên mát xa, tập thể dục bàn chân. Bạn có thể thực hiện các động tác thể dục chân khi đứng hoặc ngồi, sẽ giúp cải thiện sự lưu thông máu, giảm phù nề chân, ngăn ngừa chuột rút ở bắp chân: uốn cong, duỗi chân lên xuống 30 lần, xoay chân theo hình tròn 8 lần theo một chiều và 8 lần theo chiều ngược lại.
  • Nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Đây là cách giúp giảm áp lực từ tĩnh mạch chủ khi đưa máu từ thân dưới về tim (nằm nghiêng bên trái giúp tử cung không chèn vào các tĩnh mạch ở khung chậu).
  • Mang giày dép thoải mái (tránh mang những đôi giày có quai chật, giày cao gót).
  • Không mặc quần áo bó sát vì sẽ hạn chế khả năng lưu thông máu.
  • Hạn chế đeo tất, nhất là những loại tất có dây buộc chặt ở mắt cá chân, bắp chân. Nên sử dụng loại tất dành riêng cho bà bầu.
  • Tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng, vừa phải bằng cách đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga sẽ giúp máu dễ dàng lưu thông.
  • Đứng hoặc đi bộ trong hồ bơi. Đây là phương pháp sử dụng áp lực của nước giúp giảm sưng tạm thời.
  • Nên uống nhiều nước, điều này nghe có vẻ kỳ quặc, tuy nhiên nếu cơ thể bạn bị mất nước, nó sẽ cố gắng để giữ được nhiều chất lỏng hơn, dẫn đến tình trạng sưng phù nặng hơn. Phụ nữ mang thai được khuyên nên uống 10 cốc nước mỗi ngày (tương ứng 2,4 lít nước)
  • Ngâm chân 10-15 phút trong nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể cảm thấy thư giãn, tuần hoàn máu được tốt hơn, giảm sưng phù.
  • Cố gắng giữ mát cho cơ thể trong điều kiện thời tiết oi bức.
  • Hạn chế ăn mặn, giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn.
  • Nếu nguyên nhân gây sưng phù là do thiếu Kali thì hãy nhanh chóng bổ sung trong khẩu phần ăn bằng những thực phẩm giàu kali như cải bó xôi, nước cam, dưa hấu, chuối, sữa chua, các sản phẩm từ đậu nành.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, thịt hộp, vì trong những thực phẩm này có chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đây cũng là yếu tố dễ gây phù nề.
  • Giảm sử dụng cafein. Cafein trong cà phê, trà có xu hướng gây giữ nước.

6. Phù chân có phải là dấu hiệu sắp sinh không?

Phù chân có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối. Do ở thời kỳ này, trọng lượng em bé ngày càng lớn, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới, khiến cho máu khó lưu thông, gây phù nề. Phù chân khi mang thai ở tháng thứ 9 cũng được xem là một trong những dấu hiệu nhận biết em bé sắp sửa chào đời, bên cạnh những dấu hiệu khác như: bụng bầu tụt xuống, đi tiểu thường xuyên, đau mỏi lưng, ra nhiều dịch âm đạo, cơn co tử cung,...

7. Khi nào thì nên gặp bác sĩ

Nếu bạn đã nghỉ ngơi nhưng tình trạng sưng phù vẫn không thuyên giảm hoặc có bất kỳ sự bất thường nào như cảm thấy đau đầu, buồn nôn, mắt nhìn mờ, sưng đột ngột ở mặt, tay thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.

Ngoài phù chân, ở những tháng cuối, thai phụ sẽ có thể gặp phải nhiều vấn đề nảy sinh khác nên sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ. Thai phụ cần:

  • Nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ thực sự để đến bệnh viện kịp thời, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh gây sinh non, suy thai, thai chết lưu.
  • Đặc biệt cẩn trọng khi xuất hiện Chảy máu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần được cấp cứu khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
  • Theo dõi lượng nước ối thường xuyên, liên tục.
  • Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đánh giá sự phát triển của bé và tiên lượng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh.
  • Nhóm theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được bác sĩ theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp.
  • Phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để đến bệnh viện kịp thời.

Phù chân khi mang thai - những điều cần lưu ý - ảnh 2

8. Điều trị tình trạng suy giãn tĩnh mạch

Phần lớn các trường hợp suy giãn (rối loạn) tĩnh mạch ở thai phụ thường giảm dần sau khi sinh. Tuy nhiên, trong một số trường họp phải dùng thuốc để làm bền và tăng trương lực của thành mạch có tên goi phlebotomic hoặc phlebotonic mặc dù, được khuyến nghị không có hại gì cho người mẹ và thai nhi, cũng cần hết sức thận trọng với các tác dụng ngoài ý muốn.

Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp