Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI

29/06/2021
Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI

Ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến đứng thứ 2 trên thế giới sau ung thư phổi. Ở giai đoạn sớm, bệnh không có biểu hiện gì đặc biệt khiến người bệnh dễ chủ quan, khi phát hiện bệnh thì thể trạng đã giảm đi nhanh chóng. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường tại đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy kéo dài, đi cầu ra máu thì nên đi khám tầm soát đề phòng ung thư.

1. Kỹ thuật Nội soi với dải tần ánh sáng hẹp (NBI) là gì?

Kỹ thuật Nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI được phát minh bởi bởi hãng OLYMPUS - Nhật Bản và đưa vào sử dụng vào năm 1994. Công Nghệ NBI này cho phép quan sát các mô với độ chi tiết cao hơn bằng cách giả lập nhuộm màu các mô bằng cách sử dụng các ánh sáng với một dải màu nhất định nhằm đạt được sự tương phản tốt nhất của hình ảnh mô và niêm mạc.

Qua đó, có thể tái tạo chi tiết các biến đổi bất thường trong cấu trúc trên bề mặt niêm mạc và mạng lưới mạch máu nằm trong niêm mạc.

Dải tần ánh sáng hẹp NBI có hai dải màu đó là xanh nước biển (390-445 mm) và xanh lá cây (530-550 mm) được hấp thụ mạnh bởi Hemoglobin. Với ưu thế này, các máy Nội soi sử dụng công Nghệ NBI có ưu thế trong việc theo dõi và chẩn đoán ung thư sớm dựa trên những biến đổi nhỏ nhất của niêm mạc và cấu trúc mô và mạch máu trên

bề mặt.

Kỹ thuật nội soi với dải tần ánh sáng hẹp NBI giúp phát hiện sớm các polyp và phân biệt polyp lành tính, ác tính, hoặc các tổn thương dạng loét nghi ngờ ung thư tại đại trực tràng, giúp điều trị được kịp thời, nâng cao chất lượng sống và tuổi thọ của người bệnh.

2. Tại sao cần tầm soát Ung thư đại trực tràng bằng nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI? Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI - ảnh 1

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến, cần được tầm soát để điều trị kịp thời

Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là loại ung thư phổ biến đứng thứ 2 sau ung thư phổi. Tại Việt Nam, UTĐTT là loại ung thư đáng quan ngại xếp hàng thứ 5 về tỷ lệ bệnh mới và thứ 4 về tỷ lệ tử vong.

Ở giai đoạn sớm, UTĐTT không có biểu hiện gì đặc biệt ngoài. Một số triệu chứng thường được xem bình thường có thể xảy ra như tiêu chảy kéo dài, đau bụng nhẹ, đi cầu ra máu, đau bụng lâm râm, đầy hơi hay xen kẽ đi cầu phân lỏng và táo bón. Một số người có biểu hiện toàn thân như sụt cân, biếng ăn, mệt mỏi, co cứng bụng. Chính với những dấu hiệu mơ hồ trên làm mọi người thường chủ quan đối với căn bệnh này. Đa số người bệnh cho rằng đó là do rối loạn tiêu hóa.

Ung thư đại trực tràng khiến sức khỏe người bệnh suy giảm nhanh chóng. Dù chỉ là bệnh đường tiêu hóa nhưng đây là một trong những bệnh ung thư có tính di truyền cao cho thế hệ sau. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo ngại vì đây là bệnh lại có tiên lượng rất tốt, nếu phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi có thể lên tới 92%.

Cách tốt nhất để phòng ngừa Ung thư đại trực tràng là khám sức khỏe định kỳ và nội soi đại tràng. Trong đó, nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI được xem là phương pháp hiện đại và cho kết quả chính xác nhất. Do đó, để phát hiện sớm bệnh UTĐTT, người bệnh nên đi tầm soát sớm bệnh,đặc biệt đối với các nhóm đối tượng có tiền sử gia đình (có người thân bị K đại tràng), từng bị bệnh viêm đại tràng, bệnh viêm đường ruột.

3. Những ai cần tầm soát Ung thư đại trực tràng bằng nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI? Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI - ảnh 2

Người tuổi cao (trên 50 tuổi) và một số bệnh mạn tính có nguy cơ ung thư đại trực tràng cao hơn bình thường

Yếu tố tuổi tác như người tuổi cao (trên 50 tuổi) và một số bệnh mạn tính có nguy cơ ung thư đại trực tràng cao hơn. Ngoài ra, một số đối tượng cần tầm soát ung thư đại trực tràng như:

Một số yếu tố bệnh tật:

  • Viêm đại tràng mãn tính
  • Thiếu máu do thiếu vitamin B12
  • Polyp đại trực tràng: polyp tuyến, polyp dạ dày tăng sản
  • Cắt 1 phần đại trực tràng
  • Xuất huyết tiêu hóa dưới

Một số yếu tố di truyền:

  • Bố, mẹ, anh/chị em ruột bị ung thư đại trực tràng
  • Hội chứng Li- Fraumeni, hội chứng Peutz – Jeghers
  • Hội chứng đa polyp có tính chất gia đình (FAD)
  • Hội chứng ung thư đại trực tràng không polyp có di truyền (hội chứng Lynch)

Chế độ ăn uống:

  • Có chế độ ăn ít rau quả và trái cây
  • Có chế độ ăn nhiều thực phẩm mặn hoặc hun khói
  • Thường xuyên ăn thức ăn chưa được chế biến hoặc bảo quản đúng cách
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá

Yếu tố môi trường:

  • Môi trường làm việc tiếp xúc với bức xạ
  • Đang làm việc trong ngành cao su hoặc than

Chống chỉ định tầm soát bằng nội soi:

  • Mắc các bệnh lý tim mạch: Phình động mạch chủ, suy tim, nhồi máu cơ tim mới
  • Tăng huyết áp khó kiểm soát
  • Nghi ngờ thủng tạng rỗng
  • Người đang trong tình trạng suy hô hấp, thường xuyên khó thở
  • Người có rối Loạn tâm thần không hợp tác
  • Chống chỉ định tương đối đối với tụt huyết áp HA tâm thu < 90mmHg