Tầm soát viêm gan B ở phụ nữ mang thai?

Viêm gan B là bệnh lý gây viêm gan do siêu vi có ái tính với gan nhóm B. Đây là một trong các bệnh lý thường gặp có con đường lây truyền qua máu và dịch tiết từ cơ thể. Trong đó, con đường từ mẹ sang con trong thai kỳ là một trong các đường quan trọng cần quan tâm nhiều nhất nhằm giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan B trong cộng đồng. Để được như vậy, việc tầm soát bằng xét nghiệm viêm gan B trong khám thai lần đầu là vô cùng cần thiết.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là loại bệnh gan thường gặp nhất trên thế giới. Bệnh này là do siêu vi khuẩn Viêm gan B (HBV) tấn công và làm tổn thương gan, nên bệnh còn có tên gọi là viêm gan siêu vi B. Siêu vi khuẩn này lây truyền qua máu, quan hệ Tình dục không an toàn, dùng chung hoặc dùng lại kim tiêm, và từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang bé mới sinh trong thai kỳ hoặc trong khi sinh. Hầu hết người lớn bị nhiễm bệnh đều có thể loại trừ siêu vi khuẩn viêm gan B dễ dàng. Tuy nhiên, một số người lớn và hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh không thể loại trừ siêu vi khuẩn này và sẽ bị nhiễm bệnh suốt đời.

Ngày nay, giới khoa học đã phát hiện ra và từng bước ứng dụng vắc-xin để phòng tránh nhiễm viêm gan B và các phương pháp điều trị tiêu diệt virus cho những người đã bị nhiễm viêm gan B. Mặc dù vậy, số lượng người tử vong do viêm gan B và các biến chứng của bệnh này như viêm gan cấp, viêm gan mạn, xơ hóa gan, Ung thư gan và tử vong vẫn còn khá cao. Đặc biệt là ở các vùng nơi viêm gan B thường gặp, bệnh nhân thường bị nhiễm bệnh khi mới sinh - từ người mẹ đã mang mầm bệnh vô tình lây siêu vi khuẩn sang con trong khi sinh. Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm bệnh nếu có tiếp xúc gần gũi hàng ngày với một thành viên gia đình bị nhiễm bệnh. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiều khả năng hơn bị nhiễm viêm gan B mạn tính vì hệ miễn dịch còn non trẻ gặp khó khăn trong việc loại bỏ siêu vi khuẩn.

Chính vì viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến các biến chứng trên gan nghiêm trọng như Xơ gan hoặc ung thư gan, mọi người đều được khuyến khích phải đi Xét nghiệm vì chẩn đoán sớm thì có thể điều trị được sớm. Ngoài ra, người bị nhiễm bệnh có thể lây siêu vi khuẩn sang người khác, nhất là đối tượng phụ nữ Mang thai hay do tình cờ tiếp xúc với máu trong cùng hộ gia đình.

Tầm soát viêm gan B ở phụ nữ mang thai? - ảnh 1
Viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến biến chứng như Xơ gan hoặc ung thư gan

2. Cách tầm soát viêm gan B ở phụ nữ mang thai?

Chính vì những lý do nêu trên, việc tầm soát viêm gan B ở phụ nữ mang thai là vô cùng cần thiết, nhằm tránh lây truyền cho con trẻ khi đã phát hiện trước là có mang mầm bệnh. Ngoài ra, nền tảng củng cố hành động này còn nằm ở việc chủ động phòng ngừa cho các sản phụ chưa mắc bệnh bằng cách tiêm vắc-xin vì đây là các đối tượng nguy cơ cao, khó tránh khỏi hoàn toàn khả năng nhiễm siêu vi B trong các can thiệp thủ thuật khi chuyển dạ và cũng có thể lây truyền cho con trong thời kỳ nuôi con bú bằng sữa mẹ.

Sàng lọc nhiễm trùng viêm gan B thường được thực hiện bằng xét nghiệm máu. Các Xét nghiệm máu khác nhau có thể phát hiện nhiễm trùng hiện tại trái ngược với nhiễm trùng hoặc tiêm chủng trong quá khứ. Đối với phụ nữ mang thai, xét nghiệm tốt nhất để phát hiện nhiễm trùng hiện tại là xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg). Đây là chỉ điểm phát hiện sự hiện diện của virus trong cơ thể của mọi đối tượng nói chung, không chỉ riêng phụ nữ mang thai.

Do phụ nữ mang thai được xem là một trong những đối tượng có nguy cơ cao của khả năng lây truyền viêm gan B, do các thủ thuật cần thực hiện trong thai kỳ hoặc quá trình chuyển dạ, xét nghiệm HBsAg trong Huyết thanh là một trong các xét nghiệm bắt buộc ở những phụ nữ đi khám thai lần đầu ngay khi trễ kinh và biết mình có thai. Nếu xét nghiệm này là âm tính, tức người phụ nữ hiện tại không có sự hiện diện của virus trong máu tại thời điểm này. Họ thực sự chưa từng mắc bệnh hoặc cũng có thể đã từng mắc bệnh nhưng đã may mắn đào thải toàn bộ virus ra ngoài). Điều này hoàn toàn không đảm bảo cho tương tai sắp tới vẫn có thể nhiễm bệnh là lây truyền cho con. Chính vì thế, các mẹ bầu này cần được sắp xếp tiêm phòng vắc-xin càng sớm càng tốt theo lịch trình và đủ số mũi tiêm.

Ngược lại, nếu xét nghiệm HbsAg dương tính, điều này có nghĩa những người này hiện đang có mang virus viêm gan B trong máu và có khả năng cao lây truyền cho con. Họ cần có kế hoạch khảo sát tiếp theo để xem xét việc điều trị thuốc kháng siêu vi và khởi động kế hoạch chủ động dự phòng cho bé sơ sinh ngay từ lúc chào đời.

Đối với các phụ nữ đã biết mang mầm bệnh hoặc đang theo dõi, điều trị viêm gan B, khi mang thai, việc xét nghiệm HbsAg có thể là không cần thiết. Phác đồ điều trị và đánh giá tiếp theo cần tư vấn và tuân thủ theo ý kiến chuyên gia trong toàn bộ thai kỳ nhằm mục tiêu giảm thiểu đến mức thấp nhất khả năng lây truyền cho con về sau.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

GS.TS.BS Hà Văn Quyết

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

GS.TS.BS Đào Văn Long

  • 9 Đào Duy Anh, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 150.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Thành

  • 286 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội 100000, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Công Long

  • 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 450.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam

  • Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, số 99 đường Tân Mai, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 350.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*