1. Viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan virus B, phát sinh đột ngột và thời gian mắc bệnh ngắn, bệnh có thể phát sinh trong vòng 6 tháng đầu tiên kể từ khi người bệnh nhiễm virus viêm gan B hoặc C, người bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không hề xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, có trường hợp kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm hoặc tiến triển thành bệnh Viêm gan B mãn tính, suy gan...
Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính thường không rõ nét, người bệnh thường thấy một số triệu chứng thoáng qua như: Biếng ăn, mệt mỏi do suy giảm chức năng gan và hệ tiêu hóa hoặc sốt, nôn mửa, Cảm cúm hoặc đau nhức ở gan, có thể bị nhức khớp.
Theo thống kê thì khi mắc viêm gan B cấp tính, sẽ có khoảng 90% người bệnh sẽ khỏi bệnh hoàn toàn mà không để lại di chứng gì. Khoảng 10% người mắc viêm gan B cấp tính sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính và có thể gặp những biến chứng nguy hiểm cho gan, thậm chí tử vong. Một người bị nhiễm virus viêm gan B cấp tính có trở thành viêm gan B mạn tính hay không còn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của người mắc bệnh. Cụ thể như sau:
Ở trẻ sơ sinh và trẻ em:
- 80-90% trẻ bị lây nhiễm HBV trong năm đầu tiên của cuộc sống trở thành viêm gan B mạn tính.
- 30-50% trẻ em bị nhiễm trước khi 6 tuổi bị nhiễm trùng mạn tính.
Ở người lớn:
- Khoảng 10% số người trưởng thành khỏe mạnh bị nhiễm HBV trở thành viêm gan B mạn tính.
- Khoảng 20-30% người trưởng thành bị nhiễm HBV mạn tính sẽ phát triển Xơ gan và / hoặc ung thư gan
Khi bị viêm gan B cấp tính, kết quả Xét nghiệm sẽ chỉ rõ: Có anti-HBc IgM (+) và anti-HBc IgG (-) hoặc có kháng nguyên nội sinh HBeAg (+) chứng tỏ virus đang nhân lên, enzym gan ALT-alanin aminotranferase tăng.
2. Viêm gan B mãn tính
Đây là giai đoạn nghiêm trọng hơn của viêm gan B cấp tính. Viêm gan B mãn tính là khi virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể người hơn 6 tháng. Giai đoạn viêm gan B mạn tính tiềm ẩn thường kéo dài rất lâu, thậm chí có thể từ 15-30 năm mà người bệnh ít có triệu chứng đặc biệt. Khi bệnh kéo dài, người bệnh không sản sinh ra kháng thể, dẫn đến mãn tính. Đây là giai đoạn gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, có thể gây xơ gan, ung thư gan.
Viêm gan B mãn tính rất ít triệu chứng nhưng nếu người bệnh để ý một chút những thay đổi nhỏ của cơ thể thì hoàn toàn có thể phát hiện bệnh sớm như:
- Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh viêm gan B mãn tính có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy...
- Biểu hiện ngoài da: Vàng da, vàng mắt... là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm gan B mãn tính. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã ở giai đoạn vàng da, vàng Mắt rồi thì bệnh tình đã tương đối nặng, người bệnh cần phải điều trị ngay nếu không sẽ có những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Do những triệu chứng của viêm gan B mãn tính rất mờ nhạt, thường khi phát hiện ra đã ở giai đoạn muộn, bỏ lỡ mất cơ hội điều trị nên người bệnh cần đi khám định kỳ, nhất là những người gia đình có tiền sử bị viêm gan virus B. Việc chẩn đoán bệnh cần dựa vào các xét nghiệm để xác định chính xác thể bệnh và biện pháp điều trị.. Hầu hết các trường hợp mạn tính ở nước ta đều được phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc đi hiến máu, khám thai kỳ.
3. Điểm khác nhau giữa viêm gan B cấp tính và mãn tính
Viêm gan B được xem là “cấp tính” trong suốt 6 tháng đầu tiên sau khi bị phơi nhiễm siêu vi khuẩn, đây là khoảng thời gian trung bình cần để bình phục sau khi bị nhiễm viêm gan B. Nếu người bệnh vẫn dương tính với siêu vi khuẩn viêm gan B (HBsAg+) sau 6 tháng thì được xem là bị nhiễm viêm gan B mãn tính, có thể kéo dài suốt đời. Hiện nay, tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B là cách dự phòng viêm gan B hiệu quả nhất, thúc đẩy hệ miễn dịch cơ thể chiến đấu với virus ngay cả khi đã phơi nhiễm.