Mục lục:

Thận ứ nước là bệnh gì?, Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Thận ứ nước có thể gây suy giảm chức năng của thận và làm tổn thương cấu trúc tế bào thận. Những tổn thương này có thể phục hồi trong một vài ngày, thận ứ nước cấp tính.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Thận ứ nước là gì?

Thận ứ nước là tình trạng thận tổn thương khi bị giãn nở hoặc sưng to lên do nước tiểu bị tắc nghẽn và ứ đọng trong thận. Thận ứ nước có thể chỉ xảy ra ở một hoặc cả hai bên thận.

Nếu bị thận ứ nước kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, Thận ứ nước mạn tính sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Khi cả hai bên thận bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến tình trạng suy thận.

2. Dấu hiệu thận ứ nước

2.1 Dấu hiệu thận ứ nước cấp tính

  • Đau vùng thắt lưng hoặc đau bụng.
  • Đau khởi phát từ phần hông lưng hoặc sườn lưng và lan tới háng.
  • Đau kèm theo nôn, buồn nôn và bị vã mồ hôi.
  • Đau từng cơn, đau nhiều khiến người bệnh quằn quại hoặc gập người lại vì đau.
  • Có thể đi tiểu ra máu, tiểu buốt, dắt, gắt.

2.2 Dấu hiệu thận ứ nước mạn tính

  • Thận giãn to dần dần trong thời gian dài và có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.
  • Khi có các khối u ở xương chậu hoặc bàng quang gây chèn ép thì khối u có thể phát triển âm thầm và gây ra những triệu chứng suy thận như: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, rối loạn các chất điện giải natri, kali, canxi, bị rối loạn nhịp tim, co thắt cơ bắp.
  • Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện máu, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hay các tế bào ung thư.
  • Chụp cắt lớp thấy thận bị ứ nước và thấy sỏi.
  • Siêu âm thấy thận bị ứ nước. Các đài bể thận giãn to, biến dạng thận to.
Thận ứ nước là bệnh gì?, Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa - ảnh 1
Đau lưng là một trong những dấu hiệu thận ứ nước

3. Nguyên nhân gây thận ứ nước là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây thận ứ nước xuất phát từ các bệnh như:

  • Sỏi thận: Sỏi thận làm tắc nghẽn niệu quản. Nếu sỏi to, thì khi sỏi di chuyển từ thận xuống bàng quang, sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, làm nước tiểu bị ứ lại chỗ tắc. Trong khi đó, thận vẫn tiếp tục thực hiện chức năng lọc nước tiểu mà niệu quản lại bị tắc, nước tiểu không xuống được bàng quang, đây chính là nguyên nhân gây thận ứ nước và giãn to.
  • Hẹp niệu quản: Niệu quản bị hẹp có thể do mổ lấy Sỏi thận trước đó, để lại vết Sẹo và gây tắc nghẽn, khiến thận bị ứ nước.
  • Ung thư bàng quang, sỏi bàng quang, cổ bàng quang co bất thường: cũng gây tắc nghẽn đường di chuyển của nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo, dẫn đến nước tiểu bị ứ lại từ bàng quang, làm thận ứ nước.
  • Hẹp niệu đạo: Niệu đạo hẹp do viêm nhiễm hoặc do sỏi cũng là nguyên nhân gây thận ứ nước.
  • Các khối u bên ngoài đường tiết niệu chèn ép niệu quản và cản trở dòng chảy của nước tiểu, gây ứ nước ở thận.
  • Phụ nữ bị Ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai, sa tử cung...
  • Bàng quang bị rối loạn chức năng do u não, tổn thương tủy sống hoặc các khối u, bệnh đa xơ cứng, tiểu đường, ... gây trào ngược bàng quang niệu quản, cũng là nguyên nhân gây thận ứ nước.

4. Cách phòng ngừa thận ứ nước là gì?

Khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh có thể phòng tránh bệnh bằng cách như:

  • Đối với người bị Sỏi thận thì nên uống nhiều nước mỗi ngày để có thể loại bỏ sỏi. Nước uống có thể là nước đun sôi để nguội, nước các loại lá có tác dụng làm tan sỏi như râu ngô, mã đề, kim tiền thảo...
  • Đối với trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu như: chung thủy một vợ một chồng; không quan hệ Tình dục bừa bãi; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục; không tắm rửa hoặc ngâm mình trong vùng bị ô nhiễm như ao, hồ. Phụ nữ nên giữ gìn vệ sinh vùng kín đúng cách, chỉ nên lau rửa vùng kín từ trước ra sau chứ không nên lau rửa từ sau về trước... để phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược dòng, làm hẹp đường tiết niệu và là nguyên nhân gây thận ứ nước.

Khi thấy có các dấu hiệu thận ứ nước nêu trên, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung