1. Cường tuyến cận giáp là gì?
Cường tuyến cận giáp là bệnh lý do quá nhiều hormone tuyến cận giáp trong máu hoạt động quá mức. Các tuyến có kích thước hạt lúa, hình bầu dục. Các tuyến cận giáp sản xuất hormone tuyến cận giáp, giúp cho cơ thể duy trì sự cân bằng thích hợp của canxi trong máu và các mô.
Có 2 loại cường tuyến cận giáp:
- Cường tuyến cận giáp nguyên phát: Do phì đại của một hoặc nhiều tuyến cận giáp, dư thừa các nội tiết tố dẫn đến mức calci trong máu cao. Cường tuyến cận giáp gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe.
- Cường tuyến cận giáp thứ phát: Do biến chứng của một hoặc nhiều căn bệnh gây ra các mức canxi trong xương thấp.
Các biến chứng của Cường cận giáp thường gặp bao gồm:
- Gây ra loãng xương: Việc mất canxi là nguyên nhân dẫn đến chứng loãng xương, hoặc yếu xương, Giòn xương dễ dẫn đến gãy xương.
- Sỏi thận: Dư thừa canxi trong máu làm lắng đọng canxi và các chất khác trong thận gây ra sỏi thận. Bệnh làm cho bệnh nhân đau khi Sỏi thận đi qua đường tiết niệu.
- Bệnh tim mạch: Mức canxi cao thể gây nên một số loại bệnh tim.
- Cường tuyến cận giáp sơ sinh: Nghiêm trọng, không được điều trị cường tuyến cận giáp ở phụ nữ Mang thai có thể gây ra mức canxi thấp nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.
2. Nguyên nhân và triệu chứng cường tuyến cận giáp
Nguyên nhân gây ra cường tuyến cận giáp là do:
- Nguyên nhân gây ra cường tuyến cận giáp Nguyên phát là do: 2 hoặc nhiều tuyến cận giáp hoạt động quá mức và sản xuất quá nhiều hormone tuyến cận giáp; do 1 khối u ở một trong các tuyến cận giáp; ung thư trong các tuyến cận giáp.
- Nguyên nhân gây ra cường tuyến cận giáp thứ phát: Cơ thể của người bệnh không có đủ canxi; lượng vitamin D cực kỳ thấp nên lượng canxi trong máu không đủ để cơ thể người bệnh hấp thụ canxi.
Triệu chứng cường tuyến cận giáp bao gồm:
Khi triệu chứng cường tuyến cận giáp xảy ra, chúng là kết quả của tổn thương hoặc rối loạn chức năng trong các cơ quan khác hoặc các mô do mức canxi trong máu tuần hoàn cao hoặc quá ít trong xương.
Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
- Xương dễ vỡ, dễ gãy xương;
- Sỏi thận
- Đau bụng, đi tiểu nhiều lần
- Mệt mỏi hoặc suy yếu thường xuyên
- Trầm cảm, trí nhớ sa sút
- Đau xương và đau khớp
- Buồn nôn, nôn hoặc chán ăn
Những triệu chứng này có thể được gây ra bởi bất kỳ các rối loạn và một số các biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, cần phải được chẩn đoán nhanh chóng chính xác để có phác đồ điều trị bệnh cường tuyến cận giáp thích hợp.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh cường tuyến cận giáp
3.1. Chẩn đoán bệnh cường tuyến cận giáp
Các phương pháp để chẩn đoán bệnh cường tuyến cận giáp gồm:
Xét nghiệm máu: Nếu kết quả của phương pháp xét nghiệm máu cho kết quả mức canxi trong máu cao thì bác sĩ có thể sẽ lặp lại các thử nghiệm để xác nhận kết quả sau khi chưa ăn một khoảng thời gian. Bác sĩ có thể thực hiện chẩn đoán bệnh cường tuyến cận giáp nếu xét nghiệm máu cho thấy hormone tuyến cận giáp tăng.
Kiểm tra mật độ xương: Các thử nghiệm phổ biến nhất để đo mật độ xương là năng lượng hấp thu tia X, hoặc DXA scan. Phương pháp này sẽ sử dụng các thiết bị X quang để đo canxi và các khoáng chất xương khác tại vị trí một phân đoạn của xương.
Xét nghiệm nước tiểu: Nước tiểu 24 giờ có thể cung cấp thông tin về chức năng thận và canxi được bài tiết trong nước tiểu thế nào, giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của cường tuyến cận giáp hoặc chẩn đoán rối loạn thận gây cường tuyến cận giáp.
Hình ảnh học của thận: Phương pháp này có thể chẩn đoán bệnh cường tuyến cận giáp. Bác sĩ sẽ chụp X quang hoặc kiểm tra hình ảnh khác của bụng để xác định xem có sỏi thận hoặc bất thường ở thận khác.
3.2. Điều trị bệnh cường tuyến cận giáp
Điều trị bệnh cường tuyến cận giáp thường dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:
- Đối với chứng cường tuyến cận giáp thứ phát: Bạn sẽ được yêu cầu bổ sung vitamin D và canxi.
- Đối với chứng cường cận giáp nguyên phát: Bạn sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ một hay các tuyến cận giáp hoạt động quá mức. Phẫu thuật là điều trị phổ biến nhất cho Cường cận giáp nguyên phát. Phẫu thuật có thể được thực hiện thông qua các vết mổ rất nhỏ và người bệnh được tiêm thuốc Gây tê cục bộ.
4. Hạn chế diễn tiến của bệnh cường tuyến cận giáp
Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp người bị bệnh cường tuyến cận giáp hạn chế diễn tiến của bệnh cường tuyến cận giáp:
- Thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có tiền sử gia đình liên quan đến cường tuyến cận giáp hoặc các khối u tuyến nội tiết khác.
- Bạn hãy đi đến cơ sở y tế để kiểm tra nếu như cảm thấy bị Mất nước (háo nước) hoặc không thể di chuyển do Chấn thương hoặc một số bệnh lý khác, vì điều này có thể sẽ hưởng đến lượng canxi có trong cơ thể của bạn và xuất hiện các triệu chứng của bệnh sỏi thận, bị co thắt cơ bắp, co giật tại khuôn mặt hoặc tê vùng xung quanh sau phẫu thuật cường tuyến cận giáp.
- Nếu bạn vừa điều trị xong bệnh cường tuyến cận giáp, mỗi ngày hãy phân bố uống nhiều nước (ít nhất 2 lít nước) để ngăn ngừa lượng canxi trong máu tăng lên, bởi sự Mất nước sẽ làm lượng canxi trong máu của người bệnh tăng lên.
- Kiểm tra định kỳ (6 tháng 1 lần) nếu bạn có bệnh cường tuyến cận giáp nhưng không làm phẫu thuật; đồng thời thường xuyên làm các xét nghiệm để biết được mức độ của bệnh như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra mật độ xương, chức năng của thận và kiểm tra lượng canxi có trong máu của bạn.