Vì sao có những trẻ bị viêm mũi Dị ứng quanh năm?

Theo khuyến cáo ARIA: Viêm mũi được định nghĩa là tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc hốc mũi và đặc trưng bởi các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi và/ hoặc ngứa mũi. Các triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 hay nhiều ngày liên tiếp hoặc nhiều hơn 1 giờ trong hầu hết các ngày. Viêm mũi dị ứng được xác định khi các triệu chứng viêm kể trên khởi phát do một yếu tố gây dị ứng.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Vì sao có những trẻ bị viêm mũi Dị ứng quanh năm?

Việc một người dị ứng với nhiều dị nguyên rất phổ biến. Ví dụ, những người dị ứng với các phấn hoa từ cây, cỏ và cỏ dại, bệnh có thể kéo dài từ mùa xuân đến cuối mùa thu ở vùng khí hậu ôn đới. Và ở các nước nhiệt đới, Dị ứng phấn hoa có thể gây bệnh quanh năm. Vì lẽ đó mà trẻ có thể bị Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) quanh năm.

Tuy nhiên, thuật ngữ này đã có thay đổi trong thời gian gần đây, các hướng dẫn mới về kiểm soát VMDƯ đều phân loại VMDƯ thành nhóm gián đoạn (intermittent) hay dai dẳng (persistent) hơn là VMDƯ quanh năm và VMDƯ theo mùa. Có nhiều nguyên nhân cho sự thay đổi này. Một trong số đó là một yếu tố gây dị ứng có mặt quanh năm không nhất thiết gây VMDƯ quanh năm, vì nó còn phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc và mức độ nhạy cảm của từng cá thể, các triệu chứng viêm mũi có thể liên tục hoặc tập trung tại một thời gian cụ thể trong năm.

Vì sao có những trẻ bị viêm mũi Dị ứng quanh năm? - ảnh 1
Lông chó, mèo là một trong các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Thêm vào đó, những ai dị ứng với các yếu tố từ động vật, ví dụ lông chó, mèo, khi không sở hữu vật nuôi, các triệu chứng có thể kéo dài hay ngắt quãng tùy vào thời gian tiếp xúc với dị nguyên. Do đó, việc phân loại VMDƯ thành gián đoạn hay dai dẳng được ưa dùng hơn.

2. Phân loại Viêm mũi dị ứng theo hướng dẫn của ARIA (2010)

Phân loại VMDƯ dựa vào các thông số về triệu chứng và chất lượng cuộc sống, khoảng thời gian triệu chứng tồn tại và được chia làm hai loại: gián đoạn (Intermittent allergic rhinitis) và dai dẳng (Persistent allergic rhinitis).

Tình trạng bệnh được phân loại dựa vào mức độ trầm trọng, triệu chứng và chất lượng cuộc sống. VMDƯ được chia làm các mức độ: nhẹ, trung bình-nặng.

Vì sao có những trẻ bị viêm mũi Dị ứng quanh năm? - ảnh 2
Phân loại viêm mũi dị ứng theo ARIA
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ nội trú Nguyễn Duy Sơn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 450.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An

  • 1e Trường Chinh, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Phấn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 370.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương

  • 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Phạm Tuấn Khoa

  • 583 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, TP. HCM
  • Tai - Mũi - Họng