Viêm amidan hốc mủ là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và Cách điều trị

Thời tiết thay đổi khiến nhiều bệnh tật xuất hiện, một trong những bệnh phổ biến thường gặp nhất là viêm amidan hốc mủ, viêm họng hạt hốc mủ. Đây là bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Viêm amidan hốc mủ là bệnh gì?

Amidan bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập qua đường Hô hấp và đường tiêu hóa bởi nó có chức năng sản sinh ra kháng thể. Vì cấu trúc của amidan gồm nhiều hốc, vị trí bảo vệ cửa ngõ hầu họng nên vi sinh vật dễ dàng xâm nhập và gây viêm amidan.

Vi khuẩn sau khi xâm nhập sẽ ẩn náu và phát triển trong các hốc, lâu ngày gây viêm tạo nên các khối mủ. Hiện tượng này được gọi là viêm amidan hốc mủ.

Mủ trong hốc amidan thường có màu xanh trắng hoặc vón lại thành từng cục như bã đậu nên bệnh này còn được gọi là viêm amidan hốc mủ bã đậu hay Viêm họng hạt hốc mủ.

Viêm amidan được chia thành 2 thể là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Nếu viêm amidan cấp tính không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ có nguy cơ tiến triển thành viêm amidan mãn tính. Viêm amidan hốc mủ là một dạng của viêm amidan mãn tính.

2. Nguyên nhân gây ra viêm amidan hốc mủ Viêm amidan hốc mủ là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và Cách điều trị - ảnh 1

Hút thuốc là cũng là yếu tố nguy cơ gây Tình trạng viêm amidan hốc mủ

Amidan giữ vai trò rất quan trọng, đảm nhiệm nhiệm vụ như một hàng rào miễn dịch ở đường hô hấp trên. Amidan sản sinh ra kháng thể để bảo vệ đường hô hấp. Ngay từ khi cơ thể sinh ra, amidan là tổ chức bạch huyết lympho bình thường.

Khi cơ họng hoạt động nhai nuốt thức ăn, sự cọ xát của thức ăn khi đi qua thành họng, kéo theo sự viêm nhiễm, xuất hiện các kén mủ trong hốc amidan với những hạt tấm màu trắng xanh như mủ.

Một số loại vi khuẩn gây nên Tình trạng viêm amidan hốc mủ gồm tụ cầu, xoắn khuẩn, liên cầu khuẩn nhóm A... Những loại vi khuẩn này không những chỉ gây viêm họng, viêm amidan mà chúng còn gây nên bệnh Tự miễn làm tổn thương cầu thận, bao khớp, van tim. Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm.

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm amidan hốc mủ là do bị viêm amidan cấp tính nhưng không chữa trị kịp thời và đúng cách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, nhất là đối với những người có sức đề kháng kém.

Những người vệ sinh răng, miệng, họng kém..thường mắc bệnh amidan nói chung và amidan hốc mủ nói riêng. Bên cạnh đó, yếu tố thất thường của thời tiết, môi trường sống, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, hút thuốc lá, hít khói thuốc lá... cũng là nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch ngày càng suy giảm. Điều này khiến cho amidan dễ bị tổn thương và khi gặp các yếu tố bất lợi, sẽ gây viêm nhiễm và viêm amidan hốc mủ.

Những người có sức đề kháng kém như trẻ bị suy dinh dưỡng, người già yếu cũng dễ mắc amidan hốc mủ. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột, viêm amidan hốc mủ rất dễ tái phát.

3. Dấu hiệu của viêm amidan hốc mủ Viêm amidan hốc mủ là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và Cách điều trị - ảnh 2

Hốc mủ có màu trắng hoặc xanh, lấm tấm trong khoang miệng, xung quanh khu vực amidan

Viêm amidan hốc mủ rất dễ nhận biết khi quan sát những triệu chứng bằng mắt thường. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là:

  • Hốc mủ có màu trắng hoặc xanh, lấm tấm trong khoang miệng, xung quanh khu vực amidan;
  • Triệu chứng thường gặp nhất là sốt, nhưng nếu bạn bị viêm amidan hốc mủ tái phát nhiều lần, có thể dấu hiệu này không xuất hiện;
  • Đau, rát họng, có khi lan sang cả vùng tai, càng để bệnh kéo dài thì tình trạng này càng trở nặng. Khi nuốt hoặc nhai thức ăn sẽ cảm thấy đau hơn;
  • Khó chịu ở họng khiến bạn hay khạc nhiều, gây nên tình trạng rát họng. Khạc có thể kèm theo đờm đặc, hôi miệng, khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi;
  • Amidan bị sưng to, đỏ, trên bề mặt có nhiều dịch trắng xuất hiện.

Để xác định được nguyên nhân gây nên viêm amidan hốc mủ, cần thực hiện Xét nghiệm vi sinh, nhất là vi khuẩn liên cầu nhóm A.

4. Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, viêm amidan hốc mủ sẽ tái phát nhiều lần, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, công việc cũng như sức khỏe của người bệnh.

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là viêm amidan do tác nhân vi khuẩn liên cầu nhóm A (St.pyogenes) gây bệnh. Khi chúng xuất hiện và gây viêm amidan sẽ dẫn tới bệnh tự miễn, các kháng thể do amidan sản sinh sẽ chống lại tổ chức của chính mình.

Khi amidan quá lớn sẽ khiến đường thở bị chèn ép, gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ. Bên cạnh đó viêm amidan hốc mủ còn gây ra tình trạng viêm xoang, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp dưới, suy phổi, suy tim, viêm khớp, viêm cầu thận, gây áp xe amidan...

Ngoài ra, một số trường hợp bị amidan hốc mủ còn có thể bị phù mặt, phù chi.

Viêm amidan hốc mủ là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và Cách điều trị - ảnh 3
Hốc mủ có màu trắng hoặc xanh, lấm tấm trong khoang miệng, xung quanh khu vực amidan

5. Điều trị viêm amidan hốc mủ

Để điều trị viêm amidan hốc mủ, trước hết cần thực hiện Xét nghiệm vi sinh bệnh phẩm là chất nhầy họng, mủ trong amidan để có hướng điều trị phù hợp.

Khi bị viêm amidan hốc mủ do niêm mạc phù nề trong các xoang, bác sĩ sẽ dùng thuốc phù nề, xịt thuốc co mạch để các lỗ thông xoang được dẫn lưu dịch và rửa xoang dưới áp lực âm để kéo dịch, mủ ra khỏi xoang.

Nếu thực hiện điều trị nội khoa không có hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc để chỉ định phẫu thuật cắt amidan. Tuyệt đối không tự tùy tiện dùng kháng sinh để chữa amidan hốc mủ.

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, chúng ta cần cảnh giác viêm amidan hốc mủ, bởi bệnh rất dễ xuất hiện và tái phát nhiều lần. Để phòng ngừa tình trạng này, cần vệ sinh họng, răng miệng sạch sẽ, đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Với tình trạng ô nhiễm không khí đáng ngại như hiện nay, cần chú ý đeo khẩu trang khi ra đường để tránh các vi sinh vật có trong bụi xâm nhập gây hại cho cơ thể, đồng thời bảo vệ đường hô hấp khỏi các chất độc hại.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ nội trú Nguyễn Duy Sơn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 450.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An

  • 1e Trường Chinh, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Phấn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 370.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương

  • 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Phạm Tuấn Khoa

  • 583 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, TP. HCM
  • Tai - Mũi - Họng