Viêm mũi dị ứng là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết, Cách chữa trị và Cách phòng bệnh

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể nhằm đáp ứng lại các chất đặc hiệu gọi là dị nguyên. Ví dụ về dị nguyên thường gặp là phấn hoa, lông vật nuôi trong nhà, bọ nhà, ...
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Bệnh thường tái phát và chuyển nặng trong điều kiện thời tiết khô hanh. Nếu không biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời, bệnh Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng liên lụy đến các khu vực Tai – Mũi – Họng liên quan.

1. Viêm mũi Dị ứng là bệnh gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng còn gọi là Sốt cỏ khô, do những triệu chứng có bệnh có đặc trưng giống như Cảm lạnh nhưng bùng phát trong thời gian ngắn. Bệnh viêm mũi dị ứng không phải do virus gây ra mà do người bệnh có cơ địa dị ứng với các dị nguyên trong nhà. Chủ yếu bệnh nhân thường kích ứng với phấn hoa, mạt bụi hoặc lông chó, mèo, bông sợi trong quần áo…

Mọi người thường phải đối mặt với một số dấu hiệu viêm mũi dị ứng chính như bị sổ mũi, Ngứa mắt, chảy nước mắt, hắt hơi liên tục và tăng áp lực xoang. Mặc dù không nguy hiểm nhưng viêm mũi dị ứng gây ra phiền phức và mệt mỏi. Triệu chứng lâm sàng kể trên là hậu quả của sự giải phóng ngay lập tức những hóa chất trung gian (không hạt) của các tế bào trong niêm mạc mũi và vòm họng.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng là phòng bệnh trước các yếu tố kích hoạt dị ứng. Theo tài liệu Y học hiện đại, viêm mũi dị ứng có 2 loại thường gặp là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm. Trường hợp người bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa có khuynh hướng bùng phát triệu chứng vào mùa lạnh, hoặc mùa phấn hoa. Trường hợp viêm mũi dị ứng quanh năm, triệu chứng tiến triển quanh năm và thường gặp ở trẻ nhỏ.

2. Dấu hiệu để nhận biết viêm mũi dị ứng

Theo hiệp hội Dị ứng và miễn dịch Hoa Kỳ (AAAI) có từ 10% – 30% dân số thế giới có các biểu hiện của viêm mũi dị ứng.

Các triệu chứng thường gặp của Viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Hắt hơi.
  • Chảy nước mũi trong.
  • Ngạt mũi.
  • Ngứa mũi.
  • Ho.
  • Cảm giác đờm ở trong họng.
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt
  • Các triệu chứng của cơ địa dị ứng như: da khô, Ngứa da.

Bệnh nhân có thể chỉ có một hoặc một vài triệu chứng kể trên và các triệu chứng thường xuất hiện sau khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên. Có bệnh nhân các triệu chứng xuất hiện theo mùa, có bệnh nhân với các triệu chứng xuất hiện cả năm.

2. Khi nào cần phải đi khám bác sĩ? Viêm mũi dị ứng là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết, Cách chữa trị và Cách phòng bệnh - ảnh 1

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có sử dụng thuốc điều trị nhưng không hiệu quả

Cần phải thăm khám bác sĩ chuyên khoa trong các trường hợp:

  • Bạn có các triệu chứng kéo dài hoặc dai dẳng
  • Các thuốc điều trị cũ không còn tác dụng

3. Làm sao để bác sĩ chẩn đoán viêm mũi dị ứng?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến các triệu chứng và tiền sử gia đình trước khi thực hiện thăm khám lâm sàng. Việc ghi nhớ các yếu tố kích thích gây ra các triệu chứng rất có ích giúp bác sĩ xác định chính xác dị nguyên gây viêm mũi dị ứng.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số test lẩy da để xác định xem bạn có phản ứng với loại dị nguyên nào.

Bác sĩ cũng có thể đề xuất Xét nghiệm máu để định lượng một vài yếu tố miễn dịch ở trong máu của bạn.

4. Điều trị viêm mũi dị ứng như thế nào? Viêm mũi dị ứng là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết, Cách chữa trị và Cách phòng bệnh - ảnh 2

Thuốc kháng histamine xịt tại chỗ giúp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định loại thuốc nào là phù hợp nhất đối với bạn dựa trên các triệu chứng, tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại. Về cơ bản được chia thành các thuốc uống toàn thân và các loại thuốc dùng tại chỗ.

Các loại thuốc uống toàn thân như:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc co mạch
  • Thuốc kháng leucotriens.
  • Thuốc steroid.

Các loại thuốc xịt tại chỗ:

  • Thuốc corticoid xịt tại chỗ
  • Thuốc kháng histamine xịt tại chỗ
  • Thuốc nhỏ mắt
  • Thuốc nhỏ dưới lưỡi.

5. Phòng bệnh viêm mũi dị ứng như thế nào? Viêm mũi dị ứng là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết, Cách chữa trị và Cách phòng bệnh - ảnh 3

Tránh tiếp xúc với phấn hoa cũng như các tác nhân gây dị ứng

Các tốt nhất để phòng ngừa sự xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng là Ngưng hút thuốc lá; Tránh tiếp xúc với các chất dị nguyên như phấn hoa, lông vật nuôi.

Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, tránh bụi. Những bệnh nhân dị ứng với phấn hoa theo mùa nên hạn chế ra ngoài vào những mùa đặc biệt trong năm và nên đóng cửa sổ.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ nội trú Nguyễn Duy Sơn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 450.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An

  • 1e Trường Chinh, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 400.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Phấn

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 370.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương

  • 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tai - Mũi - Họng
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Phạm Tuấn Khoa

  • 583 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, TP. HCM
  • Tai - Mũi - Họng