Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Xét nghiệm gen chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD)

18/11/2020
Xét nghiệm gen chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD)

Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne là bệnh rối loạn di truyền trên nhiễm sắc thể (NST) X, vì vậy loạn dưỡng cơ Duchenne ảnh hưởng chủ yếu đến nam giới. Nữ giới có thể nhận gen Loạn dưỡng cơ Duchenne nhưng không biểu hiện bệnh.

1. Loạn dưỡng cơ Duchenne là bệnh gì?

Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne là bệnh gây nên do đột biến gen Dystrophin - gen lặn nằm trên cánh ngắn của nhiễm sắc thể X (Xq21), gây thiếu hụt protein Dystrophin nằm ở bề mặt màng tế bào cơ vân, dẫn đến thoái hóa cơ và teo cơ. Loạn dưỡng cơ Duchenne ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 3500 bé trai được sinh ra (khoảng 20.000 ca mới mỗi năm).

Bệnh có đặc điểm di truyền gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X. Người nữ mang gen bệnh thường không biểu hiện bệnh nhưng lại có 50% khả năng truyền gen đột biến này cho con trai hoặc cho con gái. Một số trường hợp hiếm có thể gặp bé gái có biểu hiện bệnh do bé gái đó chỉ có một NST X (hội chứng Turner – 45X) hoặc do hiện tượng bất hoạt NST X bình thường còn lại của cặp XX. Ở nam 46XY thì chỉ có một NST X, vì vậy nếu NST X mang gen đột biến thì nam giới sẽ biểu hiện bệnh. Hầu hết các trường hợp con trai bị bệnh là do thừa hưởng NST X mang gen đột biến từ mẹ.

Bệnh nhân thường bị Nhược cơ xuất hiện sớm từ 2 – 3 tuổi, tiến triển nhanh, khởi đầu từ những thay đổi vi mô ở các cơ, cơ không cân xứng ở hai bên, sức cơ yếu dần, cuối cùng là liệt mềm và xơ hóa cơ, mất khả năng đi lại và chết ở lứa tuổi 20 do tổn thương cơ tim và rối loạn hô hấp. Phương pháp phòng ngừa tích cực là chẩn đoán trước sinh cho các cặp vợ chồng đã có con mắc bệnh hoặc có người thân trong gia đình bị mắc bệnh.

Xét nghiệm gen chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) - ảnh 1

2. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne

Rối loạn này thường biểu hiện ở lứa tuổi từ khi rất nhỏ và bắt đầu trở nên nặng dần theo thời gian, người mắc bệnh loạn dưỡng cơ sẽ có các biểu hiện và triệu chứng sau:

  • Yếu cơ bắt đầu ở hông, xương chậu và chân, tay.
  • Vận động khó khăn như đứng, ngồi, đi lại.nằm, leo trèo, cằm, nắm….
  • Bắp chân lớn hơn bình thường và đôi khi có dấu hiệu bị đau.
  • Vẹo cột sống dẫn đến hông bên cao bên thấp.
  • Thiểu năng trí tuệ.
  • Thị lực kém.
  • Mí mắt chảy xệ
  • Gặp các vấn đề về hô hấp, thường xuyên khó thở và đôi khi phải dung máy thở oxy.

Hầu hết người mắc chứng loạn dưỡng cơ Duchene phải dung xe lăn để đi lại.

Xét nghiệm gen chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) - ảnh 2
Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne có tính di truyền

3. Nguyên nhân bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne

Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne được gây ra bởi đột biến gen dystrophin tại locus Xp21 ngăn cơ thể sản xuất dystrophin, một loại protein mà cơ bắp cần để hoạt động tốt. Nếu không có dystrophin các tế bào cơ bị tổn thương và yếu đi.

Nguyên nhân chính của chứng loạn dưỡng cơ là do di truyền. Tiền sử gia đình mắc chứng loạn dưỡng cơ sẽ làm tăng khả năng bệnh ảnh hưởng đến một người.

Hiện không có cách chữa trị, nhưng một số phương pháp điều trị như liệu pháp gen và dùng một số loại thuốc như: eteplirsen, ataluren, deflazacort, Corticosteroid, prednisolon, ATP , moriamin, viên đạm, Vitamin E. Có thể sử dụng thêm vitamin A, B, C trong những trường hợp cần thiết..

Kết hợp với các phương pháp hỗ trợ như vật lý trị liệu, liệu pháp ngôn ngữ và các phương pháp cần thiết khác làm chậm sự tiến triển của bệnh.

4. Những ai nên xét nghiệm bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne?

Đối tượng cần xét nghiệm gen bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne để tìm đột biến gây bệnh là:

  • Người nghi ngờ bị bệnh Duchenne.
  • Các cặp vợ chồng đã có con bị bệnh.
  • Các gia đình có người thân bị bệnh.

5. Chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne bằng xét nghiệm gen

CK và các enzym khác

  • Bắt đầu quá trình chẩn đoán thường là xét nghiệm mức độ CK (creatine kinase) trong máu, một loại enzyme thoát ra khỏi cơ bị tổn thương. Khi nồng độ CK tăng cao trong mẫu máu, nghĩa là cơ đang bị phân hủy bởi một số quá trình bất thường, chẳng hạn như chứng loạn dưỡng cơ hoặc viêm. Mức độ CK cao xuất hiện trước khi bắt đầu các triệu chứng, ngay cả ở trẻ sơ sinh bị bệnh.
  • Mức CK đạt cực đại (cao gấp 10 đến 20 lần giá trị tham chiếm) ở tuổi 2, sau đó giảm dần với tốc độ 25% mỗi năm, cuối cùng trở lại mức bình thường khi một lượng đáng kể mô cơ đã được thay thế bằng mô mỡ và mô xơ hóa.

Xét nghiệm di truyền

  • Thông thường, chẩn đoán di truyền được chỉ định cho những người có nồng độ CK Huyết thanh cao và có phát hiện lâm sàng về các bệnh liên quan đến cơ. Việc phân tích di truyền trước hết nhằm mục đích tìm ra các đột biến mất đoạn /lặp đoạn lớn (chiếm 70% đến 80% trường hợp). Tiếp theo các phân tích các đột biến vi mất đoạn gen có thể được tiến hành.
  • Đối với thai nhi, xét nghiệm có thể thực hiện một cách an toàn là Xét nghiệm ADN thai nhi trong máu mẹ, có thể thực hiện từ tuần thai thứ 9. Xét nghiệm không xâm lấn này cho biết thai nhi có mang đột biến dystrophin hay không, đồng thời điều tra giới tính thai Nhi (vì nam giới có nguy cơ mắc DMD cao hơn nữa giới rất nhiều).
  • Nếu kết quả xét nghiệm không xâm lấn là dương tính, kết quả đó có thể được xác nhận lại bằng xét nghiệm di truyền chẩn đoán, bằng cách lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) ở tuần 11–14 và Chọc ối ở tuần 15 tuần (hai phương pháp này có tỉ lệ nhỏ gây sảy thai).
  • DMD có thể được phát hiện với độ chính xác khoảng 95% bằng các nghiên cứu di truyền được thực hiện trong thời kỳ mang thai. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm di truyền không rõ ràng, phương án tiếp theo là sinh thiết cơ thai nhi.

Sinh thiết cơ

  • Nếu xét nghiệm DNA không tìm thấy đột biến, xét nghiệm sinh thiết cơ có thể được thực hiện sau cùng. Các xét nghiệm này cho biết mẫu mô cơ có protein dystrophin hay không; không có protein này chứng tỏ người đó đã bị loạn dưỡng cơ Duchenne.

6. Điều trị bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne

Xét nghiệm gen chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) - ảnh 3

Có thể sử dụng thuốc để làm chậm sự mất cơ tuy nhiên thuốc cũng sẽ gây tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài

Có nhiều nghiên cứu về bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne nhưng vẫn chưa có phương pháp điều trị hoặc để kìm hãm sự phát triển của bệnh. Thuốc Prednisone có thể làm chậm sự mất cơ, tăng sức mạnh, và giúp dự trữ năng lượng nhưng gây tác dụng phụ nếu dùng thuốc trong thời gian dài. Thuốc cần được sử dụng nếu xuất hiện vấn đề về tim.

Liệu pháp vật lí và hỗ trợ rất có ích trong việc duy trì độ linh hoạt và ngăn ngừa yếu cơ. Hoạt động thể lực như bơi rất tốt cho các bé trai bị loạn dưỡng cơ Duchenne. Khi bệnh tiến triển, bé trai sẽ cần những thiết bị hỗ trợ như xe lăn và nạng. Do những vấn đề về hô hấp, một số trẻ cần phẫu thuật mở thông khí quản, một số khác cần sử dụng máy thở. Thậm chí với sự chăm sóc y khoa tốt nhất, trẻ trai mắc bệnh Duchenne thường cũng không sống sót sau 30 năm đầu do tim bị tổn thương và vấn đề hô hấp tiến triển vì bệnh.

7. Xét nghiệm loạn dưỡng cơ Duchenne ở đâu?

Trung tâm Công nghệ Y khoa DNA (DNA Medical Technology) chuyên về xét nghiệm gen di truyền, ứng dụng Công nghệ Sinh học Phân tử trong việc tầm soát và phát hiện sớm các nguy cơ về sức khoẻ.

Địa chỉ: Tầng 2, tòa nhà Indochina Plaza, số 241 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0865554486