Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Xét nghiệm kháng thể HBsAb là gì? Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì tiêm lại?

13/10/2021
Xét nghiệm kháng thể HBsAb là gì? Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì tiêm lại?

Cách dự phòng tốt nhất và hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B cho trẻ. Sau khi đã tuân thủ phác đồ tiêm ngừa thì cần phải xét nghiệm kháng thể HBsAb để cân nhắc tiêm vắc xin viêm gan B mũi 5 cho trẻ cũng như xác định liệu việc tiêm phòng viêm gan siêu vi B của trẻ có thành công hay không và còn được duy trì tốt không?

1. Xét nghiệm kháng thể HBsAb

Kháng thể HbsAb tên cụ thể Hepatitis B Surface Antibody là một trong những loại kháng thể chống lại virus viêm gan B. Đây là kháng thể trên bề mặt virus do hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ tạo ra để đáp ứng với các protein kháng nguyên trên bề mặt của virus viêm gan B, nếu nồng độ HbsAb quá thấp thì việc phòng ngừa Viêm gan B cho trẻ khỏi sự nhiễm tái phát không được đảm bảo.

Việc Xét nghiệm HBsAb được thực hiện nhằm mục đích tìm kiếm khả năng phơi nhiễm từ trước đối với viêm gan B và cũng dùng để xác định liệu việc tiêm phòng viêm gan siêu vi B của trẻ có thành công hay không và còn được duy trì tốt không cũng như khi nào cần phải tiêm nhắc lại cho trẻ.

2. Tiêm Viêm gan B sau bao lâu thì tiêm lại?

Tiêm ngừa Vắc-xin viêm gan B cho trẻ là cách dự phòng viêm gan B hiệu quả nhất để thúc đẩy hệ miễn dịch cơ thể chiến đấu với virus ngay cả khi đã phơi nhiễm. Thời gian duy trì tác dụng bảo vệ và nhu cầu dùng các liều tiêm nhắc lại hiện chưa được xác định đầy đủ khi được biết hàm lượng kháng thể được tạo ra có thể giảm dần theo thời gian. Có tới 50% số trẻ ban đầu đã được phát hiện có mức kháng thể phù hợp ngừa bệnh nhưng sau đó nồng độ kháng thể sẽ ở mức thấp hoặc không có kháng thể ngừa viêm gan B trong vòng 7 năm.

Xét nghiệm kháng thể HBsAb là gì? Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì tiêm lại? - ảnh 1
Mũi tiêm phòng viêm gan B đầu tiên được thực hiện trong vòng 24h đầu sau sinh

Theo lịch Tiêm chủng mở rộng quốc gia năm 2015, trẻ sẽ được tiêm mũi sơ sinh ngay lúc mới sinh trong 24 giờ sau sinh, mũi 1 tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, mũi 2 tiêm khi trẻ 3 tháng tuổi, mũi 3 tiêm khi trẻ 4 tháng tuổi, mũi nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi với vắc-xin 6 trong 1 và khuyến cáo nên hoàn thành trước 24 tháng tuổi. Mũi 1, 2, 3 có thể tiêm với vắc xin phối hợp chứa thành phần viêm gan B như vắc-xin 6 trong 1 hoặc vắc-xin 5 trong 1.

Mặc dù vậy, nghiên cứu cho thấy đáp ứng miễn dịch tế bào vẫn có thể duy trì kể cả khi nồng độ kháng thể thấp hoặc dưới mức đo được nên người ta vẫn cho rằng miễn dịch với viêm gan B sau khi chích vắc-xin ở trẻ khỏe mạnh trên 6 tháng tuổi có thể kéo dài trên 10 đến 20 năm sau. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích tiêm một liều Vắc-xin viêm gan B nhắc lại 5 năm hoặc 10 năm sau lần tiêm vắc-xin đầu tiên.

Bên cạnh đó, đối với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B thì ngoài việc tiêm 1 mũi vắc-xin ngừa viêm gan B tái tổ hợp để tạo miễn dịch chủ động như các trẻ khác, bé cần được tiêm 1 mũi kháng thể (huyết thanh kháng viêm gan B) ngay trong vòng 12 đến 24 giờ đầu sau khi sinh để tạo miễn dịch thụ động. Nên khi trẻ được 15-18 tháng tuổi cần được xét nghiệm kiểm tra HBsAg và antiHBs lại để kiểm tra là trẻ đã được bảo vệ và không bị lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ, lúc này tiêm viêm gan b mũi 5 nhắc lại thường được thực hiện khi sẽ 12 tháng tuổi nếu như nồng độ HbsAb trong máu chưa đủ ngưỡng bảo hộ. Cần phải xét nghiệm kiểm tra theo dõi định kỳ cho trẻ vì lượng kháng thể có thể bị giảm xuống do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau 5 năm nếu trẻ xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B HBsAb < 10mUI/ml cần tiêm nhắc lại 1 liều vắc-xin để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.