Zona thần kinh ở mặt là bệnh gì? Biến chứng, chẩn đoán, điều trị và Cách phòng ngừa

Bệnh zona thần kinh ở mặt có thể gây ra các biến chứng khác nhau tùy thuộc vào nơi phát ban xuất hiện trên khuôn mặt của người bệnh.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Zona thần kinh ở mặt là bệnh gì?

Bệnh zona (zoster) là một bệnh nhiễm trùng phổ biến xảy ra do virus herpes. Loại virus này cùng gây ra bệnh thủy đậu, người bệnh chỉ có thể bị bệnh Zona sau khi bị bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi thủy đậu, virus sẽ tồn tại ở trong cơ thể bạn đến hết đời. Nó có thể không hoạt động, nhưng nếu được kích hoạt lại, sẽ gây ra bệnh zona.

Bệnh zona thường phát ban xuất hiện ở vị trí một bên ngực và lưng, ở một bên mặt và xung quanh mắt. Bệnh zona ở mặt có thể gây đau đớn và có tác dụng phụ lâu dài cho người bệnh. Thực tế không có cách điều trị sẵn đối với bệnh zona, nhưng nếu điều trị sớm có thể làm giảm các biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh zona gây ra phát ban đỏ tạo thành một dải ở một bên cơ thể hoặc khuôn mặt người bệnh. Phát ban xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng phổ biến là ở mặt. Tình trạng này có thể lây lan từ tai đến mũi và trán. Nó cũng có thể lan sang xung quanh một mắt gây đỏ, sưng ở Mắt và các khu vực xung quanh. Phát ban zona có khi phát triển trong miệng.

Triệu chứng đầu tiên nhiều người cảm nhận được là Ngứa ran, nóng rát trước khi những vết sưng đỏ đầu tiên xuất hiện. Phát ban bắt đầu khi mụn nước chứa chất lỏng hoặc tổn thương. Một số người xuất hiện một vài đám Mụn nước rải rác hoặc có người có nhiều vết Bỏng trông giống như bị bỏng. Các mụn nước cuối cùng vỡ, rỉ ra và lớp vỏ trên. Sau một vài ngày, các vảy bắt đầu rơi ra.

Các triệu chứng khác của bệnh zona là: ngứa, đau đớn, mệt mỏi, đau đầu, sốt.

2. Các biến chứng của bệnh Zona thần kinh ở mặt

Bệnh zona trên mặt có thể gây ra các biến chứng khác nhau tùy thuộc vào nơi phát ban xuất hiện trên khuôn mặt.

  • Phát ban zona ở mắt

Bệnh zona quanh mắt là một tình trạng bệnh nghiêm trọng. Virus có thể ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của mắt ngoài và trong, bao gồm cả giác mạc và tế bào Thần kinh phản ứng với ánh sáng. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: đỏ, bọng mắt, sưng, nhiễm trùng, vấn đề về thị lực... Bệnh zona trong hoặc xung quanh mắt có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.

  • Phát ban zona ở tai

Bệnh zona gần hoặc trong tai có thể gây nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề thính giác, vấn đề cân bằng, yếu cơ mặt,... Đôi khi, những triệu chứng này tồn tại rất lâu sau khi phát ban hết, thậm chí trở thành vĩnh viễn.

  • Phát ban zona ở miệng

Nếu phát ban zona phát triển trong miệng sẽ gây đau đớn và gây khó khăn việc ăn uống, đồng thời, nó sẽ thay đổi khẩu vị của người bệnh. Một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh zona là đau dây thần kinh postherpetic. Tình trạng này gây ra đau nơi bị phát ban, ngay cả sau khi nó đã lành. Nó có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm. Nếu bị nhiễm vi khuẩn trên phát ban có thể sẽ để lại Sẹo vĩnh viễn. Bệnh zona có thể ảnh hưởng đến não, tủy sống và các mạch máu, nhưng rất hiếm gặp.

Zona thần kinh ở mặt là bệnh gì? Biến chứng, chẩn đoán, điều trị và Cách phòng ngừa - ảnh 1
Phát ban zona ở vùng miệng

3. Bệnh zona được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Khi nghi ngờ bản thân bị bệnh zona ở mặt, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ chẩn đoán phát ban zona bằng cách thực hiện nhìn vào phát ban. Bác sĩ cũng có thể cạo vết phát ban trên da của người bệnh và đưa mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Kết quả này đặc biệt quan trọng để bác sĩ tìm cách điều trị nếu bạn có một hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Điều trị sớm sẽ giúp người bệnh tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm.

Một trong những phương pháp điều trị bệnh zona thần kinh là sử dụng thuốc kháng virus, corticosteroid chống viêm, đặc biệt là khi bị zona ở mặt hoặc mắt, thuốc giảm đau không kê đơn hoặc theo toa

Đồng thời, người bệnh nên giữ cho làn da sạch sẽ và thoáng mát để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Hầu hết mọi người chỉ bị zona một lần, nhưng nó có thể tái phát. Điều này có nhiều khả năng xảy ra nếu bạn có một hệ thống miễn dịch yếu. Nếu bạn không có bất kỳ biến chứng lớn nào, các triệu chứng sẽ hết trong vài tuần với một vài tác dụng kéo dài.

Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh zona, người bệnh tránh tiếp xúc với người khác chưa bị thủy đậu hoặc tiêm vắc-xin thủy đậu. Tránh để mụn nước vỡ ra, bởi nó rất dễ lây lan. Cố gắng không chạm, chà, hoặc gãi mụn nước; rửa tay kỹ và thường xuyên.

Tránh tiếp xúc với những người chưa không bao giờ bị thủy đậu hoặc tiêm vắc-xin thủy đậu, đặc biệt là: phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người nhiễm HIV, những người dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc hóa trị, người nhận ghép tạng

4. Phòng ngừa zona thần kinh ở mặt

Để phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở mặt, trẻ em nên được tiêm phòng thủy đậu thường xuyên, điều này làm giảm đáng kể khả năng bị nhiễm virus thủy đậu. Một loại vắc-xin bệnh zona cho người từ 50 tuổi trở lên cũng được khuyến nghị.

Nguồn tham khảo: Healthline.com; Mayoclinic.org

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

PGS.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng

  • 52 Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
  • Nội Thần kinh
  • 500.000đ

PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu

  • 108 Hoàng Như Tiếp, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
  • Nội Thần kinh
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

GS.TS.BS Lê Đức Hinh

  • 1e Trường Chinh, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Nội Thần kinh
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Minh Hiện

  • Số 150 Nguyễn Sơn Hà, Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Nội Thần kinh
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương

  • Số 150 Nguyễn Sơn Hà, Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
  • Nội Thần kinh
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*