Nội dung chính:

Chó cắn

Chó cắn có thể gây nhiễm trùng nếu không được điều trị thích hợp, tuy nhiên khả năng bị nhiễm bệnh do chó cắn ít hơn mèo cắn. Nếu bị một con chó lớn cắn, người bệnh có thể bị tổn thương nặng ở dây thần kinh, mạch máu, gân và thậm chí vỡ xương. Bị chó cắn ở cổ có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tên gọi khác: Chó cắn

Triệu chứng

Đau, sưng đỏ, chảy máu ở vết cắn, xuất hiện sọc đỏ trên cánh tay hoặc chân, chảy máu, mất chức năng, sốt.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Phần da ở vết cắn, các dây thần kinh và chức năng dây chằng sẽ được kiểm tra. Chụp X-quang kiểm tra xương.

Điều trị

Rửa sạch, sát trùng vết thương. Điều trị các thương tích liên quan đến dây thần kinh, mạch máu, gân xương. Kháng sinh thường được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch (IV), tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Các loại thuốc kháng sinh phổ biến nhất được sử dụng là Cephalexin, Clindamycin và Levofloxacin. Vết cắn lớn cần được khâu lại. Tiêm Vắc-xin phòng dại.

Chó cắn - Ảnh minh họa 1
Chó cắn - Ảnh minh họa 2
Chó cắn - Ảnh minh họa 3
Chó cắn - Ảnh minh họa 4
Chó cắn - Ảnh minh họa 5