Tên gọi khác: Scabies, Gale,Ghẻ
Triệu chứng
Ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm. Đường dấu bút chì (hang) xuất hiện giữa các ngón tay, ở nách, thắt lưng, mặt trong của khuỷu tay, trên bàn chân, cổ tay, mông, vai, đầu gối và xung quanh ngực.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Soi tươi.
Điều trị
Sử dụng kem bôi theo toa thuốc. Hai loại phổ biến nhất là Permethrin (Elimite, Acticin) và Crotamiton(Eurax). Đối với các trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu, các thuốc Ivermectin (Stromectol), thuốc kháng Histamin có thể được sử dụng.
Nguyên nhân
Bệnh ghẻ do ký sinh trùng ghẻ có tên là Sarcoptes scabiei gây nên. Bệnh có tính chất lây truyền, thường xuất hiện ở những nơi vệ sinh kém. Bệnh không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, lao động, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đường lây: Do tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm. Ở nước ta, bệnh vẫn còn lưu hành khắp các vùng trong cả nước.
Phòng ngừa
Bệnh do ghẻ cái gây nên là chủ yếu, ghẻ đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp. Cái ghẻ hình bầu dục, kích thước khoảng 1/4 mm đường kính (mắt thường có thể thấy như một điểm trắng di động), có 8 chân, 2 đôi chân trước có ống giác, 2 đôi chân sau có lông tơ, đầu có vòi để hút thức ăn.
Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1 - 5 trứng, trứng sau 72 - 96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5- 6 lần lột xác (trong vòng 20 - 25 ngày) trở thành cái ghẻ trưởng thành, sau đó bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới.
Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện thuận lợi 1 cái ghẻ sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con.
Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất, dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu...
Điều trị
Phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh: tắm hằng ngày, thay quần áo và luộc kỹ bằng nước sôi. Tập thể có nhiều người bị ghẻ thì phải điều trị đồng thời để tránh lây lan bệnh.