Nhiễm trùng thận

Viêm đài bể thận hay Nhiễm trùng thận là nhiễm khuẩn ở tổ chức kẽ của thận, do vi khuẩn gây ra. Ở giai đoạn cấp, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được loại bỏ nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh

Tên gọi khác: Viêm đài bể thận

Triệu chứng

Đau sườn, đau lưng, đôi lúc đau bụng, sốt, ớn lạnh, nóng da, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, đi tiểu đau, tiểu nhiều lần

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Điều trị

Truyền dịch tĩnh mạch, dùng thuốc giảm đau, thuốc chống buồn nôn và kháng sinh. Bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng hoặc có hệ miễn dịch suy yếu cần nhập viện điều trị.

Tổng quan

Viêm đài bể thận hay Nhiễm trùng thận là bệnh gì?

Viêm đài bể thận hay Nhiễm trùng thận là nhiễm khuẩn ở tổ chức kẽ của thận, do vi khuẩn gây ra. Ở giai đoạn cấp, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được loại bỏ nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị tái phát nhiều lần bệnh sẽ chuyển thành mạn, dẫn đến suy thận mạn, bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng suy thận mạn. Bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi ở cả hai giới nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ. Nhiễm trùng thận ở nam giới có nhiều khả năng do phì đại tuyến tiền liệt. Nhiễm trùng ở nữ thường do vi khuẩn đi từ bàng quang (do nhiễm trùng bàng quang) lên thận.

Triệu chứng

Đau sườn, đau lưng, đôi lúc đau bụng, sốt, ớn lạnh, nóng da, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, đi tiểu đau, tiểu nhiều lần, mót tiểu, tiểu đêm, nước tiểu đục, có máu trong nước tiểu, nước tiểu hôi hoặc nặng mùi, nhầm lẫn.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các chức năng của thận và sự lây lan của vi khuẩn vào máu.

  • Xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn.

  • Nếu nghi ngờ sỏi thận, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) sẽ được thực hiện.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

  • Các Xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

Truyền dịch tĩnh mạch, dùng thuốc giảm đau, thuốc chống buồn nôn và kháng sinh. Bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng hoặc có hệ miễn dịch suy yếu cần nhập viện điều trị.

Nhiễm trùng thận - Ảnh minh họa 1
Nhiễm trùng thận - Ảnh minh họa 2
Nhiễm trùng thận - Ảnh minh họa 3
Nhiễm trùng thận - Ảnh minh họa 4
Nhiễm trùng thận - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Viêm đài bể thận là nhiễm khuẩn ở tổ chức kẽ của thận, nguyên nhân do vi khuẩn. Ở giai đoạn cấp của bệnh, có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được loại bỏ nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bị tái phát nhiều lần sẽ chuyển thành mãn, và hậu quả cuối cùng sẽ dẫn đến suy thận mãn.

Bệnh nhân có thể tử vong do biến chứng suy thận mãn, do đó nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và triệt để bệnh nhân phục hồi hoàn toàn.

Viêm đài bể thận cấp và mãn là một bệnh gặp nhiều ở nữ, gặp ở mọi lứa tuổi nhất là lứa tuổi lao động và hoạt động sinh dục nhiều. Nữ giới có sự liên quan với tình trạng có thai. Theo J. Conte, khi nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh chiếm tỷ lệ 10% dân số. Tại khoa Thận bệnh viện Bạch Mai (1997-2000) có 17% bệnh nhân bị suy thận với nguyên nhân do viêm đài bể thận mãn (phó giáo sư Trần Văn Chất).

Trong đó nhóm nguyên nhân do sỏi chiếm 27% và nhiều thống kê cho thấy viêm đài bể thận mãn là nguyên nhân đứng hàng thứ hai dẫn đến suy thận.

Viêm đài bể thận mãn là bệnh hay gặp có nguy cơ dẫn đến suy thận, do đó việc tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng những nguy cơ gây bệnh sẽ giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh.

Phòng ngừa

Nguyên nhân

  • Nguyên nhân do vi khuẩn:

    • Vi khuẩn Gram (-) chiếm khoảng 90% các trường hợp:

      • E. coli: 60 - 70%

      • Klebsiella: 20% (15 - 20%)

      • Proteus mirabilis: 15% (10 - 15%)

      • Enterobacter: 5 - 10%

      • Và một số vi khuẩn Gram (-) khác.

    • Vi khuẩn Gram (+) chiếm < 10%

      • Enterocoque: 2%

        • Staphylocoque: 1%

        • Các vi khuẩn khác: 3 - 4%.

  • Yếu tố thuận lợi: Là nguyên nhân gây tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu, gây ứ trệ dòng nước tiểu, tạo điều kiện cho nhiễm trùng và khi đã có nhiễm trùng thì duy trì nhiễm trùng. Vì vậy viêm đài bể thận xảy ra trên một bệnh nhân có tắc nghẽn dòng nước tiểu thường rất dai dẳng và nặng. Các nguyên nhân thường gặp là:

    • Sỏi thận tiết niệu.

    • U thận tiết niệu.

    • U bên ngoài đè ép vào niệu quản.

    • U tuyến tiền liệt.

    • Dị dạng thận, niệu quản.

    • Các nguyên nhân khác:

      • Thận đa nang.

      • Thai nghén.

      • Đái tháo đường.

Cần khám toàn diện, chụp thận không chuẩn bị, UIV, siêu âm thận, UPR để phát hiện các nguyên nhân thuận lợi điều trị triệt để tránh tiến triển bệnh nặng thêm.

Cơ chế bệnh sinh:

  • Chủ yếu là đường ngược dòng có thể là nhiễm khuẩn ngẫu nhiên. Ở nữ, tỷ lệ thường cao hơn; ở nam, tỷ lệ thường ít gặp hơn do đường niệu đạo dài, hẹp hơn, ở xa lỗ hậu môn hơn. Chất tiết của tuyến tiền liệt cũng có khả năng sát khuẩn.

  • Vi khuẩn có thể đến gây viêm đài bể thận qua đường máu và đường bạch huyết nhưng hiếm gặp hơn. Kháng sinh là những dòng đầu tiên của việc điều trị viêm đài bể thận. Những loại thuốc sử dụng và trong bao lâu phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và các vi khuẩn tìm thấy trong xét nghiệm nước tiểu.

     

Điều trị

Phụ nữ, đặc biệt có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu nếu họ:

  • Uống nhiều nước. Uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể khi đi tiểu.

  • Đi tiểu thường xuyên. Tránh giữ lại nước tiểu khi cảm thấy có nhu cầu để đi tiểu.

  • Rỗng bàng quang sau khi giao hợp. Đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi giao hợp sẽ giúp cho sạch vi khuẩn từ niệu đạo, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

  • Lau sạch cẩn thận. Đối với phụ nữ, lau từ trước ra sau sau khi đi tiểu và sau khi đi đại tiện giúp ngăn ngừa vi khuẩn ở khu vực hậu môn lan sang niệu đạo.

  • Rửa nhẹ nhàng. Rửa sạch vùng da quanh âm đạo và hậu môn một cách cẩn thận mỗi ngày. Nhưng không sử dụng xà phòng mạnh hoặc rửa mạnh mẽ. Làn da nhạy cảm quanh các khu vực này có thể trở nên bị kích thích.

  • Tránh sử dụng các sản phẩm phụ nữ ở vùng sinh dục. Sử dụng các sản phẩm nữ tính, chẳng hạn như thuốc xịt khử mùi, trong khu vực bộ phận sinh dục có thể kích thích niệu đạo.Kháng sinh là những dòng đầu tiên của việc điều trị viêm đài bể thận. Những loại thuốc sử dụng và trong bao lâu phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và các vi khuẩn tìm thấy trong xét nghiệm nước tiểu.