Viêm gan A

Bệnh viêm gan A (hay còn gọi là viêm gan siêu vi A) là tình trạng viêm gan lây nhiễm cao, do một loại virus viêm gan A (HAV) gây ra. Virus này là một trong nhiều loại virus có khả năng gây viêm và ảnh hưởng đến chức năng gan.

Tên gọi khác: Viêm gan A, viêm gan siêu vi A

Chẩn đoán

Bác sĩ  thường sẽ xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm gan A. Xét nghiệm máu được tiến hành bằng cách lẫy một mẫu máu, thường từ tĩnh mạch của cánh tay và đem đi kiểm tra để phát hiện virus.

Tổng quan

Viêm gan A là bệnh gì?

Bệnh Viêm gan A (hay còn gọi là viêm gan siêu vi A) là Tình trạng viêm gan lây nhiễm cao, do một loại Virus viêm gan A (HAV) gây ra. Virus này là một trong nhiều loại virus có khả năng gây viêm và ảnh hưởng đến chức năng gan. Hầu hết bệnh nhân viêm gan A đều hồi phục trong vòng từ 2 đến 6 tháng sau khi điều trị mà không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, viêm gan có thể biến chứng dẫn đến suy tim.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan A là gì?

Trước tiên bạn cần lưu ý rằng không phải tất cả người bệnh đều có triệu chứng. Triệu chứng có thể xảy ra trong những tháng đầu nhiễm bệnh như:

  • Vàng da;

  • Vàng tròng trắng mắt;

  • Phân nhạt màu;

  • Nước tiểu sậm màu;

  • Ngứa Ngáy toàn thân.

Ngoài ra còn xuất hiện một số dấu hiệu như:

  • Mệt mỏi;

  • Biếng ăn;

  • Buồn nôn;

  • Ói mửa;

  • Sốt nhẹ;

  • Đau bụng dưới.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy gặp bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu, triệu chứng của viêm gan A.

Nếu bạn tiếp xúc với virus viêm gan A thì nên tiêm vắc xin hoặc áp dụng các liệu pháp phòng ngừa trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc có thể giúp bạn tránh mắc bệnh. Hãy hỏi bác sĩ hoặc trung tâm y tế địa phương để thực hiện tiêm phòng viêm gan A nếu:

  • Bạn đi du lịch gần khu vực Mexico, Nam Mỹ, khu vực trung tâm nước Mỹ hoặc các nước có chất lượng vệ sinh kém;

  • Nhà hàng bạn đến thông báo về dịch viêm gan A đang lan truyền;

  • Người sống cùng với bạn hoặc chăm sóc bạn mà nhiễm virus viêm gan A;

  • Có quan hệ Tình dục với người mang virus viêm gan A.

Nếu chậm trễ, bạn có nguy cơ bỏ lỡ thời điểm trị liệu tốt nhất.

Viêm gan A - Ảnh minh họa 1
Viêm gan A - Ảnh minh họa 2
Viêm gan A - Ảnh minh họa 3
Viêm gan A - Ảnh minh họa 4
Viêm gan A - Ảnh minh họa 5

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra viêm gan A là gì?

Bệnh viêm gan A gây ra bởi virus viêm gan A. Những đường lây lan chính của virus viêm gan A bao gồm:

  • Ăn thức ăn chế biến bởi người bị viêm gan A không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh;

  • Uống nước ở nguồn nước ô nhiễm;

  • Ăn sò, ốc sinh sống ở nguồn nước ô nhiễm;

  • Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh viêm gan A;

  • Quan hệ tình dục với người đang mang virus.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải viêm gan A?

Bệnh nhân mắc viêm gan A thường là những người sống chung hoặc có quan hệ tình dục với người bị viêm gan A, du lịch đến các nước đang lây lan căn bệnh này, quan hệ tình dục đồng giới ở phái nam,… Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm gan A?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm gan A bao gồm:

  • Đi du lịch hoặc làm việc tại những vùng miền có tỉ lệ viêm gan A cao;

  • Tham gia chăm sóc trẻ hoặc làm việc tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em do trẻ dễ mắc viêm gan A;

  • HIV dương tính;

  • Rối loạn đông máu di truyền;

  • Tiếp xúc thông qua đường miệng hoặc hậu môn với người nhiễm virus viêm gan A.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm gan A?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

  • Hãy rửa tay nếu bạn bị viêm gan A hoặc chăm sóc cho người bị viêm gan A đặc biệt là tiếp xúc với phân của bệnh nhân;

  • Hãy dùng riêng dụng cụ ăn uống;

  • Rửa tay sau khi thay tã lót hoặc làm việc tại trung tâm chăm sóc sức khỏe, nhà hàng,…;

  • Hãy có những biện pháp phòng vệ đúng cách như găng tay, kính mát nếu bạn tiếp xúc với phân hay dịch của người bệnh do tính chất công việc;

  • Nếu những triệu chứng không dứt trong vòng 4 tuần, hãy gọi cho bác sĩ;

  • Bạn sẽ cần nghỉ ngơi nhiều vì hầu hết những người bị viêm gan A thường hay mệt mỏi;

  • Bạn cũng có thể bị buồn nôn và dẫn đến biếng ăn, do đó hãy ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng để cơ thể có đủ năng lượng chẳng hạn như uống nước trái cây hoặc sữa;

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;

  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm gan A?

Bác sĩ  thường sẽ xét nghiệm máu để chẩn đoán viêm gan A. Xét nghiệm máu được tiến hành bằng cách lẫy một mẫu máu, thường từ tĩnh mạch của cánh tay và đem đi kiểm tra để phát hiện virus.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm gan A?

Không có phương pháp cụ thể để điều trị viêm gan A. Cơ thể bạn sẽ tự đào thải virus viêm gan A sau vài tuần mà không cần chữa trị. Hầu hết các trường hợp không cần nhập viện, bệnh nhân có thể được chăm sóc ở nhà. Trong suốt khoảng thời gian này nên tránh sự tiếp xúc thân mật với người khác và thường xuyên đến gặp bác sĩ để theo dõi tiến triển của bệnh.

Bạn cũng cần được nghỉ ngơi vì bị viêm gan A khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi. Hãy ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng chẳng hạn như uống nước trái cây hoặc sữa để bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, những người tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc không tiêm vắc xin trước đó nên được cho dùng globulin huyết thanh miễn dịch trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc