1. Viêm đại tràng là gì?
- Đại tràng hay ruột già có chức năng hấp thụ nước, muối khoáng từ thức ăn kết hợp với sự hỗ trợ của vi khuẩn tạo bã để phân hủy thức ăn thành phân. Sau đó đại tràng thực hiện co bóp bài tiết cùng với các nhu động ruột để tống phân thải ra ngoài. Do đây là bộ phận phân hủy thức ăn nên dễ bị viêm nhiễm. Viêm đại tràng là Tình trạng viêm loét và rối loạn chức năng của đại tràng.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đại tràng. Bao gồm:
- Nhiễm ký sinh trùng như amip, giun ký sinh đại tràng như giun đũa, giun kim, Giun tóc và sán ruột
- Nhiễm vi sinh gây bệnh lỵ Shigella, Salmonella...gây ra
- Chế độ ăn uống không điều độ thiếu chất xơ, ăn sống, uống nước lã, ăn đồ cay nóng, dùng các chất kích thích như bia, rượu làm tổn thương niêm mạc ruột.
- Các loại thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc đại tràng.
- Bệnh Tự miễn như Viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac hoặc bệnh vẩy nến tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng.
- Axit mật không được hấp thụ đúng cách và gây kích ứng niêm mạc đại tràng.
Các loại giun ký sinh là một trong những nguyên nhân gây viêm đại tràng
Các yếu tố nguy cơ của viêm đại tràng siêu nhỏ bao gồm:
- Tuổi cao. Viêm đại tràng thường gặp nhất ở những người từ 50 đến 70 tuổi.
- Những người bị viêm đại tràng mắc đồng thời cùng các bệnh miễn dịch như bệnh celiac, bệnh tuyến giáp, Viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường hoặc bệnh vẩy nến.
- Gia đình có người mắc hội chứng ruột kích thích.
- Hút thuốc. Một số nghiên cứu chỉ ra hút thuốc tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng.
2. Triệu chứng
- Rối loạn đại tiện kéo dài biểu hiện đi ngoài phân lúc rắn, lúc lỏng, phân thường nát và không thành khuôn, đi từ 2 đến 6 lần trong ngày kèm theo đó là biểu hiện phân sống, lỏng, nát hoặc táo bón, sau khi đi ngoài vẫn còn cảm giác mót muốn đi nữa sau khi vừa đi xong.
- Đau bụng. Cơn đau bụng xuất hiện thất thường, khi âm ỉ, lúc đau bụng dữ dội, lúc đau như kim châm kèm theo chướng bụng và đầy hơi dọc theo khung đại tràng. Vị trí: đau bụng dọc theo khung đại tràng, đau bụng thường xuyên ở hố chậu trái hoặc phải. Cơn đau tăng mạnh sau khi ăn và trước khi đi đại tiện hoặc đau lúc đói.
- Trường hợp nặng hơn có thể bị xuất huyết trực tràng, đi ngoài phân có nhầy và có thể có máu....
- Bệnh nhân thường có triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, suy nhược, gầy sút cân.
- Khi ăn đồ lạ, đồ tái sống, đồ có nhiều dầu mỡ dễ bị đau bụng và đi ngoài thường xuyên.
Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng chán ăn mệt mỏi gây sút cân
3. Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không?
- Bệnh viêm đại tràng rất nguy hiểm ở chỗ chẩn đoán muộn, khả năng điều trị dứt điểm thấp, rất dễ tái phát và đặc biệt có nguy cơ phát triển thành ung thư đại tràng rất cao.
- Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh viêm đại tràng mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng từ 20- 30% người bị viêm đại tràng đặc biệt nếu bệnh kéo dài.
- Bệnh nguy hiểm ở chỗ bệnh nhân tự ý mua thuốc về uống, không điều trị triệt để đến khi bệnh đến giai đoạn muộn mới đi khám giai đoạn mạn tính khi đó đại tràng bị teo nhỏ rất khó điều trị.
Bệnh viêm đại tràng gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết ồ ạt. Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm nặng, lớp lông nhung trong đại tràng suy giảm kèm theo sử dụng rượu bia, ăn các loại thực phẩm kém vệ sinh và việc không điều trị đúng dễ dẫn đến xuất huyết chảy máu tươi ồ ạt.
- Thủng đại tràng. Hiện tượng này cũng do điều trị bằng kháng sinh, lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt, lông nhung trơ trọi làm cho vết loét ăn sâu vào đại tràng, bào mòn thành đại tràng, lâu ngày dẫn đến thủng đại tràng.
- Giãn đại tràng cấp tính. Viêm đại tràng lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng đại tràng bị giãn, chức năng tiêu hóa giảm nghiêm trọng nguy cơ gây loét và thủng gấp nhiều lần.
- Ung thư đại tràng. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất. Khi niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài hoặc viêm loét tái phát nhiều lần làm các tế bào biểu mô niêm mạch dễ có nguy cơ bị loạn sản sau đó chuyển thành u ác tính ở đại tràng.
Tình trạng viêm loét lâu ngày có thể dẫn tới ung thư đại tràng
4. Các phương pháp điều trị viêm đại tràng
- Khi có biểu hiện của bệnh viêm đại tràng thì bệnh nhân cần đi khám, nội soi đại tràng, Nội soi hệ tiêu hóa để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đây là phương pháp chẩn đoán và chữa trị hiệu quả bệnh.
- Không nên tự ý điều trị không đúng chỉ định của bác sĩ vì dùng thuốc không đúng sẽ khiến bệnh nặng hơn, kháng thuốc gây khó khăn trong điều trị viêm đại tràng.
- Bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể dùng thuốc uống và theo dõi định kỳ. Nếu bệnh nặng sẽ cần phải can thiệp phẫu thuật.
5. Phòng ngừa
- Chế độ ăn đảm bảo vệ sinh ăn uống lành mạnh (ăn chín uống sôi; đa dạng rau, củ, quả).
- Thực hiện sổ giun định kỳ 6 tháng/ lần.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng các men tiêu hóa sống.
- Khi có những dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng cần đi khám sớm, để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.