Bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì? và không nên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng viêm ở những người bị viêm đa khớp dạng thấp. Vậy, Bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì và không nên ăn gì?. Bài viết dưới đây cho chúng ta câu trả lời!
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Viêm khớp dạng thấp hay bệnh Thấp khớp là một dạng của rối loạn tự miễn. Điều này có nghĩa là bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khớp khỏe mạnh, từ đó dẫn đến các phản ứng viêm xảy ra và gây sưng đau ở những bộ phận chịu ảnh hưởng.

Thông thường, bệnh có khả năng tác động đến nhiều khớp cùng lúc nên còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Những khớp dễ gặp phải tình trạng này chủ yếu là:

  • Khớp tay, bao gồm cổ tay, bàn tay và cả ngón tay
  • Khớp gối
  • Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau mãn tính mà còn có thể khiến khớp biến dạng. Mặt khác, đôi khi bệnh thấp khớp cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể, ví dụ như phổi, tim, mắt…

2. Những dấu hiệu và triệu chứng Viêm khớp dạng thấp là gì?

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu đặc trưng sau, bao gồm:

  • Sưng đau và cứng khớp
  • Các khớp chịu ảnh hưởng mang tính đối xứng
  • Khớp biến dạng
  • Khó giữ thăng bằng khi đi lại
  • Sốt
  • Suy giảm khả năng vận động
  • Sụt cân
  • Suy Nhược cơ thể
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể có các triệu chứng và dấu hiệu viêm khớp dạng thấp khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

 Bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì? và không nên ăn gì? - ảnh 1

3. Người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì?

Nếu vẫn chưa biết bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn hoặc uống gì mới tốt, bạn có thể cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm dưới đây vào thực đơn dinh dưỡng thường ngày:

3.1. Các loại đậu

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong đậu có tác dụng giảm nồng độ protein phản ứng C (CRP) cảnh báo Tình trạng viêm của cơ thể. Ngoài ra, đậu còn cung cấp một lượng lớn protein giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp.

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch và tim mạch cũng nhận được nhiều lợi ích từ đậu đỏ, đậu thận và đậu pinto với những dưỡng chất thiết yếu như:

  • Axit folic
  • Magie
  • Sắt
  • Kẽm
  • Kali

3.2. Súp lơ xanh

Cùng với nhiều loại rau xanh khác như cải bó xôi, cải brussels, cải xoăn hay cải ngọt, súp lơ xanh rất giàu vitamin A, C và K. Đây là những hoạt chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn ảnh hưởng của các gốc tự do lên cơ thể.

Thêm vào đó, lượng canxi trong loại thực phẩm này cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe xương của người bệnh.

3.3. Việt quất

Anthocyanin là chất chống oxy hóa mạnh có khả năng kiềm hãm các phản ứng viêm xảy ra. Bạn có thể tìm thấy một lượng lớn hoạt chất này ở các loại trái cây có màu tím hoặc đỏ như việt quất, mâm xôi, cherry…

3.4. Trái cây họ cam quýt

Cam, bưởi, chanh và các loại trái cây khác thuộc họ cam quýt có thể cung cấp nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó góp phần ngăn ngừa, đồng thời làm chậm quá trình tiến triển của bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

3.5. Cá dầu (cá béo)

Omega-3 cũng là một dưỡng chất có tác dụng chống oxy hóa khác mà người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cần. Loại axit béo này có nhiều nhất trong các loại cá dầu, đặc biệt là:

  • Cá hồi
  • Cá trích
  • Cá mòi
  • Cá thu
  • Cá ngừ
  • Cá cơm

Để hấp thụ lượng omega-3 tối đa từ các nguồn thực phẩm trên, bác sĩ khuyến nghị mọi người nên nướng hoặc hấp cá thay vì chiên, đồng thời cố gắng ăn cá ít nhất 2 lần/tuần.

3.6. Quả hạch

Nếu không thích ăn cá, bạn có thể chọn cách bổ sung omega-3 từ một số quả hạch như:

  • Quả óc chó
  • Hạt phỉ
  • Hạt hạnh nhân

3.7. Trà xanh

Polyphenol trong trà xanh có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa với tác dụng giảm viêm và làm chậm quá trình phá hủy sụn. Ngoài ra, trà xanh còn chứa nhiều epigallocatechin-3 (EGCG) giúp cản trở quá trình sản sinh các chất dễ gây tổn thương đến khớp ở người bị viêm đa khớp dạng thấp.

3.8. Dầu ô liu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm đa khớp dạng thấp có thể cân nhắc bổ sung dầu ô liu vào thực đơn nếu chưa biết nên ăn gì mới tốt. Một số hợp chất thành phần trong dầu ô liu có khả năng làm gián đoạn quá trình sản xuất những chất gây viêm.

Ngoài ra, dầu ô liu còn đem lại lợi ích sức khỏe cho tim mạch.

3.9. Nghệ

Curcumin trong nghệ là hợp chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Không những vậy, hoạt chất này còn có tác dụng ngăn chặn triệu chứng sưng và xoa dịu các cơn đau nhức đáng kể. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cần có thêm bằng chứng khoa học về tác dụng của curcumin đối với người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

3.10. Ngũ cốc nguyên hạt

Chọn ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt thay vì những loại đã qua chế biến có thể giúp bạn giảm lượng CRP trong cơ thể. Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng cho rằng nui, mì hoặc bánh mì làm từ bột mì nguyên chất có thể bổ sung selen cho người bị viêm khớp dạng thấp.

Một công dụng khác ngũ cốc nguyên hạt mà ít người biết đến là tạo cảm giác no lâu với hàm lượng chất xơ dồi dào, từ đó hỗ trợ kiểm soát tốt cơn thèm ăn. Điều này giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý, tránh để các khớp đang bị viêm phải chịu thêm áp lực.

4. Hạn Chế Những Thực Phẩm Khiến Tình Trạng Viêm đa khớp dạng thấp Nặng Hơn

Có một số bằng chứng khoa học cho thấy một số dạng chất béo làm cho tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn và những dạng khác có thể giúp chống viêm. Axit béo omega-3 (có trong các loại cá béo như cá ngừ và cá hồi) và chất béo không bão hòa có thể giúp chống viêm. Tuy nhiên, axit béo omega-6 và chất béo bão hòa có thể làm cho tình trạng viêm nặng hơn. Tăng tỷ lệ omega-3 so với omega-6 trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm.

Thực phẩm giàu axit béo omega-6 và chất béo bão hòa nên hạn chế bao gồm:

  • Ngô
  • Hướng dương, nghệ tây, đậu tương và dầu hạt bông
  • Thực phẩm chiên
  • Bơ thực vật

Cho đến nay, viêm khớp dạng thấp vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm. Một chế độ dinh dưỡng thích hợp và lối sống lành mạnh kết hợp với điều trị của bác sĩ có thể giúp cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp của bạn.

5. Điều trị Cơ xương khớp, viêm đa khớp ở đâu

Phòng Khám Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp Đức Phúc là Đơn vị uy tín và duy nhất Điều trị Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp, gai đôi cột sống bằng phương pháp hiện đại, phòng khám đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiệu quả ngay sau 01 lần điều trị.

Thông tin liên hệ

  • Phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp Đức Phúc
  • Địa Chỉ: Số 141 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Đặt lịch khám, tư vấn và CSKH: 0865554486
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung