Những xét nghiệm quan trọng trong thời kỳ mang thai các mẹ cần biết

Trong suốt quá trình mang thai, để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bà mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi, sản phụ cần thực hiện khám thai định kỳ cũng như quản lý thai nghén an toàn. Bên cạnh đó, việc tiến hành những xét nghiệm trong thời kỳ mang thai như xét nghiệm HIV, xét nghiệm viêm gan B... đóng vai trò rất quan trọng.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Xét nghiệm trong thời kỳ mang thai

Những xét nghiệm trong thời kỳ mang thai cực kỳ quan trọng đối với bà mẹ cũng như thai nhi vì nó không những giúp tầm soát những bất thường cho sức khỏe của người mẹ mà còn đánh giá, theo dõi được sự phát triển và những bất thường đối với bào thai. Các mốc xét nghiệm trong thai kỳ thường là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Mặc dù có rất nhiều loại xét nghiệm trong thời kỳ Mang thai nhưng được chia thành 2 loại kiểm tra tiền sản chính đó là xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm chẩn đoán.

  • Xét nghiệm tầm soát giúp tầm soát, phát hiện những khả năng mắc một số bệnh lý đối với thai nhi.
  • Xét nghiệm chẩn đoán góp phần vào chẩn đoán kết quả bệnh lý

2. Xét nghiệm tầm soát

2.1 Đo độ mờ da gáy

Siêu âm tập trung ở khu vực gáy thai nhi có thể phát hiện những bất thường trong nhiễm sắc thể của bào thai như hội chứng Down, bệnh lý tim bẩm sinh... Xét nghiệm này được tiến hành khá sớm, thường khi thai nhi được 11 đến 14 tuần tuổi.

2.2 Xét nghiệm HCG

Xét nghiệm HCG được thực hiện nhằm khảo sát tình trạng mạch máu của mẹ để định lượng HCG, từ đó phát hiện một số bất thường đa thai (HCG quá cao). Xét nghiệm được tiến hành khi thai nhi từ 15 đến 16 tuần tuổi. Ngoài ra, Xét nghiệm hCG còn góp phần vào việc sàng lọc dị tật thai nhi, tiếp đó có thể làm xét nghiệm chọc dò ối để củng cố chẩn đoán.

2.3 Xét nghiệm AFP

Xét nghiệm AFP là xét nghiệm máu được tiến hành khi thai nhi trong độ tuổi từ 15 đến 16 tuần tuổi nhằm mục đích định lượng alpha-fetoprotein của thai nhi bị hòa lẫn trong máu của người mẹ. Thông qua xét nghiệm, sẽ tầm soát được những bất thường như khiếm khuyết ống thần kinh, thai không đầu hay hội chứng Down.

Những xét nghiệm quan trọng trong thời kỳ mang thai các mẹ cần biết - ảnh 1
Thông qua xét nghiệm AFP sẽ tầm soát được những bất thường như khiếm khuyết ống thần kinh, thai thông đầu hay hội chứng Down

3. Xét nghiệm chẩn đoán

3.1 Siêu âm thai

Siêu âm thai là dùng sóng âm với tần số cao để đưa ra những hình ảnh liên quan đến cấu trúc, hình hài cơ thể của bào thai nhằm theo dõi tình trạng phát triển của thai cũng như phát hiện những bất thường. Đây là phương pháp an toàn cho cả mẹ và bé, đồng thời cũng giúp chẩn đoán những bệnh lý liên quan. Sau đây là những mốc thời gian siêu âm quan trọng mà người phụ nữ cần chú ý:

  • Trễ kinh từ 2 đến 4 tuần: siêu âm vào thời gian này để xác định xem người phụ nữ có mang thai hay không, đồng thời xác định vị trí của thai nhi là nằm trong hay ngoài tử cung, số lượng thai. Bên cạnh đó, siêu âm còn giúp chẩn đoán tim thai, thai là thai thường hay thai trứng. Những bệnh lý như u xơ, u nang, động thai... cũng được khảo sát khi siêu âm. Siêu âm còn giúp tính toán tuổi thai và xác định ngày sinh dự đoán.
  • Tuổi thai từ 11 đến 13 tuần 6 ngày: siêu âm đo độ mờ da gáy để tầm soát bệnh lý Down.
  • Tuổi thai từ 20 đến 24 tuần: siêu âm 3D, 4D để xem hình hài thai nhi, sàng lọc dị tật thai nhi. Những bất thường được tìm thấy khi siêu âm trong giai đoạn này bao gồm sứt môi, chẻ vòm hầu, dị tật về tim, chân khoèo, Não úng thủy...
  • Tuổi thai từ 30 đến 32 tuần: siêu âm màu cần được tiến hành để đo lường những chỉ số về tăng trưởng của thai nhi. Đồng thời cũng tiếp tục sàng lọc dị tật thai nhi chưa được tìm ra để lần siêu âm trước như khảo sát não, tim, thận của bào thai.

3.2 Chọc dò ối

Chọc dò ối được tiến hành vào khoảng tuần thứ 18 bằng cách lấy một mẫu nước ối trong tử cung của sản phụ để làm xét nghiệm. Thông qua chọc dò nước ối, có thể phát hiện được hội chứng Down cũng như những rối loạn về nhiễm sắc thể, đặc biệt là đối với những sản phụ từ 35 tuổi trở lên.

3.3 Lấy mẫu màng nhau

Được tiến hành lúc thai từ 11 đến 13 tuần tuổi và tương tự như chọc dò ối. Lấy mẫu màng nhau cũng được làm để phát hiện những bất thường nhiễm sắc thể nhưng ít được sử dụng hơn chọc dò ối vì tỉ lệ Sảy thai khi tiến hành xét nghiệm này là 1%. Vì vậy, chỉ khi nào thai phụ có ít dịch ối thì lấy mẫu màng thai mới được chỉ định.

3.4 Chọc dò cuống rốn

Xét nghiệm phân tích máu thai nhi qua rốn để đánh giá tình trạng oxy thấp hay thai nhi bị thiếu máu. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp khảo sát tình trạng phản ứng bất lợi của hệ miễn dịch mẹ lên thai nhi và một số bệnh lý như sởi, nhiễm toxoplasma, mụn rộp...

4. Những xét nghiệm quan trọng khác 

4.1 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm trong thời kỳ mang thai được thực hiện rất phổ biến vì thông qua đó, có thể phát hiện được người mẹ có nhiễm virus, nhiễm HIV, virus viêm gan hay không. Xét nghiệm máu còn định Nhóm máu nhằm kịp thời có được máu truyền khi trong tình trạng nguy kịch. Tình trạng thiếu máu của thai phụ cũng được biểu hiện qua kết quả xét nghiệm máu.

4.2 Xét nghiệm huyết trắng

Xét nghiệm huyết trắng giúp xác định những tình trạng của người mẹ như nhiễm khuẩn sinh dục làm sảy thai, sinh non, vỡ ối non.. Từ đó, có thể có cách xử lý cũng như ngăn chặn tình trạng lây nhiễm cho thai nhi.

4.3 Xét nghiệm protein nước tiểu

Đây là loại xét nghiệm được thực hiện trong mỗi lần đi khám thai bằng cách lấy mẫu nước tiểu giữa dòng để làm xét nghiệm. Protein nước tiểu giúp phần nào chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu, Huyết áp cao thai kỳ, đái tháo đường... Khi thai phụ mắc những bệnh lý này thì đứa con sinh ra sẽ có những dị tật như khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật ở tim, thận, thai lớn gây đẻ khó, làm trẻ khi sinh ra bị suy hô hấp, viêm phế quản.

4.4 Xét nghiệm viêm gan B, xét nghiệm viêm gan C

Xét nghiệm này được thực hiện nhằm hạn chế tình trạng trẻ bị nhiễm virus viêm gan sau khi sinh ra.

4.5 Xét nghiệm lậu, giang mai

Nếu không phát hiện ra bệnh lậu, Giang mai thì đứa trẻ sinh ra khi mắc bệnh lý này có thể dẫn đến mù lòa. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm lậu, Giang mai để ngăn chặn tình trạng này, đồng thời xử lý kịp thời bằng kháng sinh cho bé.

4.6 Xét nghiệm HIV

Khi người mẹ bị nhiễm virus HIV thì khả năng 30% đứa trẻ sinh ra cũng sẽ bị nhiễm HIV. Xét nghiệm HIV giúp khảo sát sớm tình trạng này nhằm có hướng chăm sóc cho người mẹ phù hợp cũng như ngăn chặn lây lan cho thai nhi. Xét nghiệm HIV nên được thực hiện khi gia đình có kế hoạch sinh đẻ để có hướng giải quyết, điều chỉnh sinh đẻ phù hợp.

4.7 Xét nghiệm hội chứng Down

Xét nghiệm này được thực hiện nhằm phát hiện những rối loạn nhiễm sắc thể trong bệnh hội chứng Down. Nếu không phát hiện kịp thời, khi trẻ sinh ra có thể có những biểu hiện hư vẻ mặt tâm thần cũng như bất thường về những cơ quan khác.

Để có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh cũng như bảo vệ sự an toàn cho người mẹ, ngoài việc khám thai thì cũng cần thực hiện những xét nghiệm trong thời kỳ mang thai để tầm soát, phát hiện những biến đổi bất thường để từ đó có thể có những biện pháp can thiệp hợp lý, đúng lúc để ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn cho cả mẹ và bé.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ CK I Nguyễn Thị Thu Hà

  • Tòa nhà Bệnh viện Bưu Điện, Số 49 Trần Điền Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Sản phụ khoa
  • 100.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ Chu Việt Anh

  • Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, số 99 đường Tân Mai, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội
  • Sản phụ khoa
  • 350.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Quỳnh

  • 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Sản phụ khoa
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hiếu

  • 23 P.Nguyễn Văn Trỗi, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Sản phụ khoa
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Nguyễn Đức Thuấn

  • Số 52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Ba Đình, Hà Nội
  • Sản phụ khoa
  • 300.000đ