Rửa phổi toàn bộ là gì? Khi nào phải Rửa phổi toàn bộ?

Rửa phổi toàn bộ là kỹ thuật được chỉ định thực hiện để điều trị một số bệnh lý hô hấp như bệnh bụi phổi, bệnh tích protein phế nang,... Phương pháp điều trị này giúp cải thiện chức năng phổi, giúp tăng tuổi thọ và tái tạo sức lao động cho bệnh nhân.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Rửa phổi toàn bộ là gì?

Rửa phổi toàn bộ còn được gọi là rửa toàn bộ phế quản phế nang. Đây là phương pháp đưa một lượng lớn nước vào toàn bộ phổi (thường là trên 20 lít nước) để loại bỏ các hạt bụi silic, bụi than, tạp chất hoặc đại thực bào ăn bụi trong các phế nang,...

Kỹ thuật này giúp làm chậm sự tiến triển của các bệnh như bệnh Bụi phổi than, bệnh Bụi phổi silic, bệnh tích protein phế nang, đồng thời làm sạch lòng phế quản, phế nang và giúp thông thoáng đường thở, cải thiện chức năng phổi. Đồng thời, kỹ thuật rửa phổi toàn bộ còn hạn chế quá trình tiến triển, làm giảm quá trình xơ hóa phổi, giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp và các biến chứng do bệnh bụi phổi. Đặc biệt, rửa phổi còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, tràn khí màng phổi, giãn phế nang, xẹp phổi, lao phổi,...

Rửa phổi toàn bộ là gì? Khi nào phải Rửa phổi toàn bộ? - ảnh 1
Rửa phổi có thể giúp ngăn ngừa bệnh lao phổi

Về quy trình thực hiện: Đầu tiên, bệnh nhân được gây mê toàn thân, đặt nội khí quản bằng một ống 2 nòng. Tiếp theo, bệnh nhân được thở máy một bên, đưa lượng nước phù hợp vào một bên phổi để tiến hành rửa phổi. Nguyên tắc là rửa từng bên phổi. Sau khi rửa một bên phổi sạch sẽ thì tiếp tục rửa bên phổi còn lại.

2. Chỉ định rửa phổi toàn bộ

2.1 Cho người mắc bệnh bụi phổi

Bệnh bụi phổi là tình trạng tích lũy bụi trong phổi do người bệnh hít thở phải khói có chứa nhiều bụi bẩn thường xuyên trong một thời gian dài. Nếu kích thước bụi lớn, nó sẽ được giữ lại ở đường thở và đào thải ra ngoài dễ dàng. Nếu bụi có kích thước nhỏ thì chúng sẽ đi sâu vào trong phế nang, dẫn tới đào thải ra ngoài chậm hơn. Lâu dần, những hạt bụi này gây bệnh bụi phổi. Nguyên nhân gây bệnh bụi phổi chủ yếu là do tiếp xúc với các vật liệu có tính chất phân tán thành các hạt rất nhỏ, có khả năng xâm nhập vào phổi. Bụi phổi Silic (gặp ở công nhân khai thác đá liên quan tới mài, cắt, chế tạo vật liệu xây dựng) và bụi phổi Than (gặp ở công nhân khai thác mỏ than) là thường gặp nhất.

Rửa phổi toàn bộ là gì? Khi nào phải Rửa phổi toàn bộ? - ảnh 2
Nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi là sứ tích lũy bụi trong đường thở

Triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh bụi phổi là Ho khan, khạc đờm đen, tức ngực, khó thở, Ho ra máu vào buổi sáng, bị viêm tắc nghẽn tiểu phế quản tận,... Bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phế quản mãn tính hoặc Nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi. Các phương pháp điều trị bụi phổi thường là dùng thuốc kháng sinh, thở oxy và rửa phổi toàn bộ. Trong đó, rửa phổi toàn bộ đang là phương pháp được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả khả quan hiện nay.

2.2 Cho công nhân làm việc lâu năm trong môi trường có nhiều bụi đá, bụi than

Như đã nói ở trên, người làm trong các mỏ khai thác đá, khai thác than hoặc các công việc liên quan tới sản xuất than, đá,... đều có nguy cơ cao mắc bệnh bụi phổi than và bụi phổi silic. Nếu công nhân làm việc trong môi trường nhiều bụi đá, bụi than không được rửa phổi thì sẽ có biểu hiện đau ngực, khó thở, ho khạc đờm, sốt, mất ngủ,... cả đời. Vì vậy, rửa phổi toàn bộ cũng được sử dụng để điều trị dự phòng cho nhóm công nhân này, góp phần phòng ngừa các vấn đề nguy hiểm về đường hô hấp.

Rửa phổi toàn bộ là gì? Khi nào phải Rửa phổi toàn bộ? - ảnh 3
Người làm trong môi trường khói bụi không được rửa phổi sẽ gây khó thở, mất ngủ

2.3 Cho người mắc bệnh tích protein phế nang

Bệnh tích protein phế nang (Pulmonary alveolar proteinosis) là một rối loạn hiếm gặp ở phổi, tần suất mắc bệnh chỉ khoảng 0,37/100.000 người, thường xảy ra ở nam giới, trong độ tuổi 20 - 50. Tình trạng này đặc trưng bởi sự tích tụ trong phế nang một lượng lớn các lipoprotein giống surfactant của phổi.

Triệu chứng của bệnh tích protein phế nang chủ yếu là ho khan, khó thở và sụt cân. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới suy hô hấp và tử vong. Việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào chụp X-quang phổi, CT scan ngực và Xét nghiệm dịch rửa phế quản. Phương pháp điều trị hữu hiệu cho bệnh lý này là điều trị ức chế miễn dịch và rửa phổi toàn bộ.

Người bệnh cần chú ý, rửa phổi toàn bộ chống chỉ định với các trường hợp bị rối loạn đông máu nặng, suy gan, suy thận nặng, suy tim, suy hô hấp nặng hoặc có nguy cơ Dị ứng với thuốc gây tê, gây mê. Với các trường hợp được chỉ định rửa phổi, hầu như bệnh nhân sau khi thực hiện kỹ thuật đều giảm hẳn các triệu chứng lâm sàng, sức khỏe tiến triển rõ rệt.

Rửa phổi toàn bộ là gì? Khi nào phải Rửa phổi toàn bộ? - ảnh 4
Bệnh nhân suy tim chống chỉ định rửa phổi toàn bộ
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

PGS.TS.BS Phan Thu Phương

  • 61 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Hô hấp
  • 200.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Tâm

  • Số 458 Phố Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Nhi Hô hấp

Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Khắc Tiệp

  • Số 458 Phố Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Nhi Hô hấp

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Nguyệt

  • 14 Trần Bình Trọng, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
  • Nhi Hô hấp
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bách

  • Số 458 Phố Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Hô hấp