1. Nguyên nhân gây áp xe amidan
Nguyên nhân hay gặp của áp xe quanh amidan là do viêm amidan cấp, viêm amidan mạn, nhất là viêm amidan có mủ không được điều trị hoặc điều trị không đúng.
Ngoài ra, còn các tác nhân gây bệnh như:
- Do vi khuẩn có độc lực mạnh hoặc vi khuẩn đã kháng thuốc nên kháng sinh điều trị ít tác dụng hoặc vô tác dụng.
- Thường gặp ở người vệ sinh họng, miệng, răng kém hoặc lười không vệ sinh.
- Môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, hút thuốc hoặc hít khói thuốc thường xuyên, nhất là người có sức đề kháng kém như trẻ Còi xương suy dinh dưỡng, người cao tuổi sức yếu.
- Khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa, lạnh, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc tràn về amidan cấp dễ xuất hiện và mạn tính dễ tái phát, đây cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến áp xe quanh amidan.
Có thể do biến chứng của răng khôn hàm dưới mọc lệch bị nhiễm khuẩn lan sang amidan gây viêm, sau đó là gây áp xe quanh amidan.
2. Triệu chứng của áp xe quanh amidan
Bệnh áp xe quanh amidan thường xuất hiện sau viêm amidan cấp tính, mãn tính hoặc viêm amidan có mủ. Kem theo các triệu chứng như:
- Sốt vừa hoặc cao (38-39 độ C), mạch nhanh, nước tiểu ít, sẫm màu thường gặp kèm theo đó là đau, rát họng.
- Đau họng còn lan lên tai, góc hàm nhất là khi ăn uống, nuốt nước bọt và nước dãi chảy nhiều.
- Đau họng dữ dội bên phía áp xe quanh amidan, đau nhói lên tai, khi nuốt đau nhiều hơn nên bệnh nhân không dám nuốt và có thể thấy đau nhức vùng góc hàm.
- Há miệng khó khăn, hơi thở hôi.
- Nếu không được phát hiện sớm, khối áp xe sẽ lan ra vùng cơ cắn gây hiện tượng khít hàm, kèm theo là khó thở do khối áp xe lấp kín họng miệng
Ngoài ra, triệu chứng áp xe quanh amidan thường thấy là môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi (do Sốt gây mất nước, chất điện giải và do nhiễm độc độc tố của vi khuẩn), hơi thở hôi, giọng nói bị thay đổi, khó nghe do eo họng bị thu hẹp.
3. Điều trị chích áp xe quanh amidan
Để điều trị áp xe quanh amidan hiệu quả, người bệnh cần tới các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng. Tùy vào từng giai đoạn và triệu chứng Bệnh áp xe quanh amidan mà có phương pháp điều trị khác nhau.
Chích áp xe quanh amidan nhằm là phương pháp chích tháo mủ. Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong điều trị áp xe quanh amidan.
- Thì 1: Chọc kim thăm dò ổ áp xe, chọc vào điểm phồng nhất sâu 1-1,5cm vừa đẩy vừa hút. Nếu chọc không có mủ thì chỉ là viêm tấy thì điều trị nội khoa. Nếu chọc có mủ thì tiến hành chích sạch.
- Thì 2: Chích sạch tháo mủ. Dùng dao đầu nhỏ rạch ở điểm vừa chọc kim, sau đó dùng kim kocher tách vào ổ áp xe và banh rộng để tháo mủ.
- Thì 3: Có thể rửa ổ áp xe bằng nước muối sinh lí hoặc oxy già, sau đó đặt dẫn lưu.
Theo dõi sau chích áp xe quanh amidan:
- Kháng sinh toàn thân.
- Chống viêm, giảm đau, chống phù nề.
- Sử dụng thuốc hàng ngày: dùng kèm Lube-Bacbông banh rộng vết rạch, rửa ổ áp xe.
- Chỉ định Cắt amidan sau 3 - 4 tuần để đề phòng tái phát.
Các tai biến có thể xảy ra:
- Choáng do đau và quá sợ hãi: giải thích kỹ càng cho người bệnh về thủ thuật, dùng thuốc trợ tim, trợ lực, an thần.
- Chảy máu ít: dùng bông tẩm dung dịch oxy già 12 đơn vị đặt vào vết rạch.
Khi bị viêm amidan có mủ cần điều trị sớm để tránh tiến triển thành áp xe quanh amidan, thực hiện điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi. Cần vệ sinh họng, miệng, răng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy, tốt hơn, súc họng bằng nước muối nhạt trước khi đánh răng.
4. Bác sĩ điều trị áp xe quanh amidan giỏi
- 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
- Bệnh viện ung bướu hưng việt
- 1e Trường Chinh, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
- BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
THS.BS Saing Pisy
- Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Bệnh viện hồng ngọc phúc trường minh
THS.BS Trần Hữu Tuấn
- Số 458 Phố Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
- 52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
- Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2
- 52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
- Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2