1. Bệnh lậu là gì?
Bệnh Lậu là bệnh lây truyền qua đường Tình dục phổ biến, có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới nếu không có biện pháp quan hệ Tình dục an toàn. Bệnh lậu có nguy cơ Truyền nhiễm cao do không có triệu chứng điển hình, người mắc bệnh không biết mình nhiễm lậu nên dễ lây nhiễm cho bạn tình. Tỷ lệ mắc bệnh lậu chủ yếu ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh lậu có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như: viêm vùng chậu ở nữ giới, Viêm mào tinh hoàn ở nam giới, viêm khớp, lây nhiễm HIV...
Nguyên nhân gây bệnh lậu là Quan hệ tình dục không an toàn, tạo điều kiện cho vi khuẩn neisseria gonorrhoeae (lậu cầu khuẩn) gây bệnh.
2. Những lưu ý khi điều trị bệnh lậu
Để điều trị dứt điểm bệnh lậu, người bệnh cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
2.1. Bệnh lậu có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh
Các thuốc kháng sinh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn lựa trong phác đồ điều trị bệnh lậu bao gồm:
- Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
- Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất.
- Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
- Ciprofloxacin 500mg uống liều duy nhất.
- Cefixim 400mg uống liều duy nhất.
- Doxycyclin 100mg uống 2viên/ ngày x 7 ngày.
- Tetracyclin 500mg uống 4 viên/ ngày x 7 ngày.
- Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ ngày x 7 ngày.
- Azithromycin 500mg, uống 2 viên liều duy nhất.
Các thuốc ciprofloxacin, doxycycline, tetracycline không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú vì gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.
2.2 Để điều trị hiệu quả nên làm kháng sinh đồ
Hiện nay lậu kháng thuốc đã đề kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh. Tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng ở nhiều nơi, khiến việc điều trị bệnh lậu ngày càng trở nên khó khăn.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo để xác định được loại kháng sinh có độ nhạy cảm cao nhất với vi khuẩn lậu người bệnh nên tiến hành kháng sinh đồ. Bên cạnh đó CDC cũng khuyến cáo điều trị kép để tăng hiệu quả điều trị bệnh lậu.
2.3 Điều trị bệnh lậu thành công vẫn có thể nhiễm bệnh trở lại
Thuốc điều trị có thể ngừng nhiễm trùng nhưng không thể phục hồi được sự phá hủy của bệnh gây ra, đồng thời không tạo đề kháng suốt đời. Người bệnh lậu đã được điều trị thành công vẫn có thể bị bệnh trở lại nếu quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm lậu. Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có triệu chứng sau khi đã điều trị bệnh.
2.4 Biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị bệnh lậu
Lậu cầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Một trong số đó là nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn nếu người bệnh quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV. Ngoài ra bệnh lậu có thể lan ra máu hoặc khớp, gây ra Tình trạng viêm khớp rất nguy hiểm.
Nữ giới mắc bệnh lậu có thể gây viêm vùng chậu do lậu cầu lan đến tử cung hoặc ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh hoặc thai ngoài tử cung. Nam giới mắc bệnh lậu có thể bị viêm mào tinh dẫn đến Vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.
2.5 Bạn tình của người bị lậu cũng có thể bị nhiễm bệnh
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn tình của người bệnh hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh nếu không thực hiện biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Do đó người tình của người bệnh lậu cũng cần được Xét nghiệm và điều trị. Không nên quan hệ tình dục cho đến khi cả hai đã điều trị thành công.
3. Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh lậu?
Bệnh lậu thường không có triệu chứng rõ ràng, do đó phát hiện sớm bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội dành cho mọi lứa tuổi, dành cho cả nam và nữ, nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng. Gói khám sàng lọc bệnh xã hội tại Vinmec dành cho các đối tượng:
Khách hàng có yếu tố nguy cơ như quan hệ tình dục không an toàn, xăm mình hoặc tiêm chích ma tuý, là người bệnh phải truyền máu hoặc các sản phẩm của máu.
Khách hàng làm một số nghề nghiệp có yếu tố nguy cơ như: nhân viên y tế, thợ cắt tóc, thợ xăm hình,...