Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Chữa loét dạ dày tá tràng bằng thuốc không đỡ, phải làm thế nào?

25/06/2021
Chữa loét dạ dày tá tràng bằng thuốc không đỡ, phải làm thế nào?

Loét dạ dày tá tràng hay còn gọi là loét tiêu hóa, một căn bệnh khá phổ biến nhưng nếu không được chẩn đoán kịp thời sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng. Nếu sử dụng thuốc theo kê đơn không khỏi người bệnh sẽ phải tiến hành các thao tác điều trị cao cấp hơn.

1. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng có thể biểu hiện với hàng loạt triệu chứng được nêu ra sau đây. Có những ca bệnh đặc biệt không hề có triệu chứng nào trước khi xảy ra biến chứng.

Loét do NSAID thường không có biểu hiện rõ ràng, thủng hoặc xuất huyết có thể là biểu hiện đầu tiên.

Chữa loét dạ dày tá tràng bằng thuốc không đỡ, phải làm thế nào? - ảnh 1
Loét tá tràng ở người lớn thường có biểu hiện đau nóng thượng vị

1.1 Loét tá tràng ở người lớn

  • Đau nóng thượng vị 1-3 giờ sau bữa ăn
  • Giảm đau sau khi ăn
  • Có triệu chứng đau về đêm
  • Đau thượng vị trong 60-90% các trường hợp
  • Các biểu hiện khó tiêu không đặc hiệu (ví dụ như ợ hơi, đầy hơi, trướng bụng, không dung nạp thức ăn) trong 40-70% các trường hợp.
  • Các triệu chứng xuất hiện từng đợt cách quãng và có thể xuất hiện theo mùa như mùa xuân hoặc mùa thu

1.2 Loét dạ dày ở người lớn

  • Triệu chứng phức tạp tương tự loét tá tràng
  • Sụt cân
Chữa loét dạ dày tá tràng bằng thuốc không đỡ, phải làm thế nào? - ảnh 2
Loét dạ dày ở người lớn cần được điều trị sớm

1.3 Các biến chứng của Loét dạ dày tá tràng

  • Xuất huyết: Chóng mặt, Ngất xỉu, nôn ra máu, đi ngoài có phân màu đen.
  • Thủng: Đau dữ dội và đột ngột vùng thượng vị, lói lên vai phải, dấu hiệu phúc mạc, hơi tự do trong ổ bụng.
  • Tắc nghẽn: Ăn mau no, buồn nôn, nôn mửa, biếng ăn và sụt cân

2. Phẫu thuật Cắt dạ dày điều trị viêm loét dạ dày mãn tính?

Điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng ngoại khoa bao gồm chỉ định mổ tuyệt đối và chỉ định mổ tương đối tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Phẫu thuật Cắt dạ dày vừa mang lại lợi ích chữa bệnh, đồng thời cũng chứa một vài nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Do đó, bác sĩ phải luôn cân nhắc kỹ lưỡng giữa 2 mặt lợi và hại để đưa ra quyết định cuối cùng. Thông

thường, nên chỉ định phẫu thuật nếu:

Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc không còn tác dụng (thời gian điều trị nội khoa đã lâu dài, ít nhất 2 năm trở lên)

Viêm loét dạ dày tá tràng biến chứng: thủng, hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa điều trị nội khoa thất bại hoặc xuất huyết tiêu hóa tái phát, ung thư hóa,...

Ngoài những biểu hiện nêu trên, người thầy thuốc cũng cần dựa trên những đặc điểm liên quan đến người bệnh để chỉ định tiến hành phẫu thuật, chẳng hạn như:

● Về độ tuổi: Hạn chế phẫu thuật với bệnh nhân còn quá trẻ hoặc đã quá già.

● Tình trạng sức khỏe: tính toán kỹ lưỡng với những trường hợp suy kiệt, có bệnh mãn tính kèm theo như xơ gan, lao phổi, đái đường, viêm thận mãn, hen phế quản, ...

● Nguyện vọng của bệnh nhân: dựa trên nghề nghiệp và hoàn cảnh gia đình;

Tuy nhiên, cần hiểu rõ những điểm nêu ra trong mục này chỉ là căn cứ để suy xét và tính toán trong quá trình đưa ra quyết định. Đối với từng trường hợp cụ thể, việc chỉ định phẫu thuật luôn phải đảm bảo là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân chứ không nhất thiết áp dụng cứng nhắc bất kỳ tiêu chuẩn nào.

3. Cắt dạ dày điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thực hiện thế nào?

Trong phẫu thuật cắt dạ dày Nội soi hay kinh điển thì khối lượng cần được cắt bỏ thường là 2/3 dạ dày để loại bỏ tổn thương và loại bỏ vùng dạ dày tiết axit.

Sau khi lấy đi một phần dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành khâu nối lành đường tiêu hóa. Dựa trên vị trí cắt bỏ ổ loét và tình trạng dạ dày tá tràng cụ thể, có một số phương pháp khâu nối như sau:

● Nối dạ dày với tá tràng

● Nối dạ dày với hỗng tràng

Chữa loét dạ dày tá tràng bằng thuốc không đỡ, phải làm thế nào? - ảnh 3

Phẫu thuật cắt dạ dày Nội soi là một phương pháp khó, yêu cầu rất cao về chuyên môn. Không những kiến thức chuyên môn cao mà còn phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị y tế hiện đại để thực hiện.