1. Tại sao nên tiêm Viêm gan B trước khi mang thai?
Viêm gan B là bệnh do siêu vi Viêm gan B gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm do máu, virus xâm nhập vào trong máu và chất dịch của người rồi gây tổn thương cho lá gan. Khi bị viêm gan B, người bệnh có thể sẽ bị Suy gan cấp, xơ gan, bệnh Não do gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Khi tế bào gan bị virus tấn công ồ ạt, nếu không được điều trị kịp thời thì tỷ lệ người bệnh tử vong lên đến 90%.
Viêm gan B là bệnh lây lan từ người này sang người khác qua một số con đường như:
- Đường máu: Viêm gan B lây qua đường truyền máu, phẫu thuật, tiêm chích ma túy hoặc dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu.
- Đường tình dục: Virus viêm gan B tồn tại trong tinh dịch và dịch tiết âm đạo, nên nó có thể lây lan qua đường Tình dục nếu không sử dụng biện pháp.
- Lây viêm gan B mẹ sang con: Tỷ lệ viêm gan B ở phụ nữ có thai lây sang cho con là cao. Tuy nhiên virus viêm gan B không gây ảnh hưởng xấu cho quá trình mang thai cũng như cho bào thai. Việc Mang thai tiến triển bình thường, thai Nhi không có nguy cơ bị dị tật.
Viêm gan B hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy, việc tiêm phòng viêm gan B là điều nên làm, nhất là đối với phụ nữ đang chuẩn bị mang thai vì hệ miễn dịch của chị em hoạt động kém hơn bình thường nên rất dễ mắc bệnh.
2. Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai?
Trước khi tiêm vắc-xin viêm gan B thì bạn nên thực hiện Xét nghiệm để xác định có bị nhiễm virus hay không. Nếu kết quả dương tính thì việc tiêm phòng không có giá trị.
Tiêm viêm gan B sau bao lâu thì có thai là thắc mắc của rất nhiều người, theo đó, việc vắc-xin tiêm phòng trước đây được khuyến cáo là tiêm trước khi sinh ít nhất 3 tháng để an toàn cho thai nhi. Nhưng hiện nay, nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều loại vắc-xin có thể tiêm phòng trước khi mang thai 1 tháng là đủ an toàn cho cả mẹ và bé.
3. Lịch tiêm viêm gan B cho trẻ
Đối với người lớn:
- Tiêm 3 liều: Liều thứ hai cách liều thứ nhất ít nhất 1 tháng và liều thứ ba cách liều thứ hai 5 tháng.
- Tiêm 4 liều: 3 liều đầu tiêm liên tiếp cách nhau 1 tháng. Liều cuối cùng sau 1 năm kể từ khi tiêm liều thứ ba.
- Sau 5 năm thì nên thực hiện xét nghiệm và tiêm nhắc lại 1 liều.
Trường hợp nếu đã có thai khi chưa tiêm đủ 3 mũi phòng ngừa viêm gan B thì bạn không nên tiêm mũi kế tiếp mà hãy đến nơi mình đã tiêm phòng để được tư vấn cũng như cân nhắc về thời gian phù hợp để tiêm những mũi tiếp theo.
Vắc xin viêm gan B là vắc xin bất hoạt, không chứa vi khuẩn sống. Đây là một trong những loại vắc-xin an toàn nhất nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe của người mang thai. Tuy nhiên, vắc-xin này vẫn không được khuyến khích tiêm trong quá trình gian mang thai. Bởi khi mang thai hệ thống miễn dịch của mẹ bầu thường bị suy giảm gây ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của cơ thể với vắc-xin, khiến cho hiệu quả phòng bệnh khó được đánh giá.
Đối với trẻ em:
- Trong trường hợp người mẹ không bị nhiễm virus viêm gan B trong quá trình mang thai, thì trẻ sơ sinh sẽ được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Đến 3 liều tiếp theo sẽ được tiêm khi trẻ đủ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi được 18 tháng tuổi.
- Nếu người mẹ mắc phải viêm gan B thì khả năng lây nhiễm sang trẻ rất cao trong quá trình chuyển dạ nên trẻ cần được tiêm vắc-xin và Huyết thanh kháng viêm B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Nếu không tiêm mũi viêm gan b sơ sinh thì có thể bé sẽ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ.
4. Những lưu ý khi chích ngừa viêm gan B
Khi tiêm phòng viêm gan B, chị em cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Xét nghiệm để kiểm tra xem mình có bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Trường hợp chưa bị nhiễm viêm gan B thì sẽ được bác sĩ tư vấn về lịch trình chích ngừa viêm gan B cụ thể. Còn trường hợp đã bị nhiễm bệnh thì cần nghiêm túc thực hiện phác đồ điều trị để kiểm soát tốt nhất, giảm khả năng lây nhiễm sang thai nhi.
- Sau khi tiêm, cần ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng với vắc-xin nhằm đề phòng nguy cơ phát sinh các phản ứng sốc phản vệ.
- Vắc-xin viêm gan B có tác dụng lên đến khoảng 90% nhưng định lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian. Trường hợp từng chích ngừa thời gian dài nhưng có ý định mang thai thì nên thăm khám để được bác sĩ cân nhắc việc chích mũi bổ sung.