1. Triệu chứng mẹ bị Viêm gan B
- Mệt mỏi: Với những phụ nữ Mang thai bị Viêm gan B sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn những phụ nữ Mang thai bình thường. Trong giai đoạn này người phụ nữ nên nghỉ ngơi hoàn toàn, không nên lao động hoặc làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi.
- Đau bụng: Đau bụng ở phụ nữ mang thai có viêm gan B sẽ xảy ra theo từng đợt, thi thoảng xuất hiện các cơ đau dữ dội.
- Chán ăn: Đây là một triệu chứng phổ biến ở tất cả các trường hợp viêm gan B, nhưng ở bà bầu bị nhiễm viêm gan B mặc dù chán ăn nhưng vẫn cần bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả thai Nhi và mẹ nhằm đảm bảo sức khỏe ổn định của mẹ và bé.
- Buồn nôn: Một triệu chứng mà hầu hết ở phụ nữ có thai nào cũng gặp phải. Tuy ở phụ nữ mang thai bị viêm gan B cần được chú ý tham khảo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa nhằm theo dõi tình trạng cụ thể của bệnh đang trong giai đoạn nào và có các phương án điều trị tốt cho cả bé và mẹ.
- Vàng da: Khi phụ nữ mang thai da chuyển sang màu vàng cho thấy bệnh viêm gan đang ở trong giai đoạn nguy hiểm. Do vậy, phụ nữ mang thai cần tới các cơ sở y tế tin cậy để thăm khám để có phương pháp điều trị bệnh tốt nhất cho cả bé và mẹ.
2. Con đường lây nhiễm viêm gan B cho thai nhi
Ngoài lây qua đường truyền máu, quan hệ tình dục, bệnh viêm gan B còn có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con. Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B có thể lây nhiễm viêm gan B cho thai nhi.
Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh viêm gan B ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm bệnh sang con tới 60-70% nếu bà mẹ bị mắc bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% số trẻ này sẽ bị Viêm gan mạn tính và có nguy cơ tiến triển Xơ gan lúc trưởng thành.
Người mẹ bị nhiễm viêm gan B trước khi có thai có thể xảy ra khi đang mang thai. Việc mang thai không phải là yếu tố nguy cơ làm cho bệnh viêm gan siêu vi B ở mẹ nặng lên mà ngược lại siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai.
Việc mang thai vẫn tiến triển bình thường, thai nhi phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị dạng. Tuy nhiên, nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B nặng ở giai đoạn III của thai kỳ thì có tiềm ẩn nguy cơ sinh non.
3. Phòng tránh lây nhiễm viêm gan B trong thai kỳ
Trong trường hợp lây nhiễm viêm gan B cho con trong khi sinh, 90% trẻ sẽ mang siêu vi mạn và có nguy cơ phát bệnh khi trưởng thành. Vì vậy, đặt ra yêu cầu phải dự phòng lây nhiễm siêu vi B cho chồng và con là cần thiết.
- Để việc dự phòng lây nhiễm virus viêm gan B cho thai nhi đạt hiệu quả và phối hợp xem xét trường hợp của mẹ có cần điều trị ngay không, vợ chồng nên đến bệnh viện có chuyên khoa gan để được thăm khám, xét nghiệm, tư vấn cụ thể.
- Ngoài ra, để tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con thì bé phải được chủng ngừa sau sinh với: kháng thể miễn dịch (HBIG) một loại kháng sinh để cơ thể chống lại những triệu chứng nặng của viêm gan B và vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B. Nếu hai loại thuốc này được sử dụng cho bé trong vòng 12 giờ sau khi sinh, trẻ mới sinh có cơ hội trên 90% được bảo vệ khỏi bệnh viêm gan B suốt đời. Bạn cần phải đảm bảo rằng bé sẽ được tiêm 2-3 mũi vắc-xin viêm gan B còn lại theo lịch trình. Tất cả các mũi phải được hoàn tất để trẻ sơ sinh được bảo vệ đầy đủ chống lại viêm gan B. Một điều quan trọng nữa là bé sinh ra từ người mẹ có HBV dương tính phải được xét nghiệm Huyết thanh hậu chủng ngừa lúc 9-12 tháng tuổi để xác nhận bé được bảo vệ chống lại HBV và không bị nhiễm bệnh.
- Mặt khác để hạn chế khả năng lây nhiễm viêm gan B cho thai nhi, thì việc giảm nồng độ siêu vi B trong người mẹ cũng rất quan trọng. phụ nữ mang thai cần tránh đồ uống có cồn hay các đồ uống kích thích khác. Phụ nữ mắc bệnh có thể tiêm phòng viêm gan B trước hoặc trong quá trình mang thai để viêm gan B không có cơ hội tấn công vào cơ thể người lành.
- Cuối cùng, phụ nữ mang thai nên đến cơ sở chuyên khoa viêm gan siêu vi B để được tư vấn cụ thể và nên sinh con ở những cơ sở y tế có đủ các loại thuốc tiêm chủng nói trên.
Ngoài việc tiêm phòng vắc- xin viêm gan virus B, cần tránh lây nhiễm viêm gan B như:
- Khi tiêm, chích, cạo râu, bàn chải răng... phải dùng riêng.
- Bảo đảm an toàn trong quan hệ tình dục, tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt Tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
- Băng ngay các vết cắt, vết thương chảy máu hay vết bầm tím để tránh tiếp xúc trực tiếp với máu.
- Tuyệt đối không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa bạn và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh viêm gan B.
Viêm gan B gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi. Bởi vậy, trước khi có em bé, bạn nên kiểm tra sàng lọc gan để chắc chắn mình có mắc viêm gan B hay không. Nếu có, bạn nên điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai.