Vì sao nhiễm siêu vi viêm gan B có nguy cơ dẫn tới Xơ gan và ung thư gan?

Trong quá trình phát triển và gây bệnh của siêu vi viêm gan B, nó sẽ tấn công và hủy hoại tế bào gan. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì bệnh có thể dẫn tới xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Viêm gan B là gì?

Viêm gan siêu vi B hay còn gọi là Viêm gan B do một loại siêu vi nhỏ mang DNA thuộc họ Hepadnaviridae. Siêu vi này xâm nhập vào cơ thể con người dưới dạng hạt tử Dance, các hạt tử này sẽ di chuyển từ máu vào gan để xâm nhập vào nhân các tế bào gan. Tại nhân tế bào gan, các hạt tử này sẽ mượn nguyên liệu của tế bào để mã hóa và sao chép ra hàng loạt những siêu vi mới được phóng thích ra ngoài, và tiếp tục gây nhiễm cho các tế bào gan khác.

Bản thân siêu vi viêm gan B không trực tiếp làm tổn thương các tế bào gan, mà do hệ thống miễn dịch của cơ thể con người nhận diện các tế bào gan đã bị nhiễm siêu vi, và tấn công phá hủy các tế bào này gây tổn thương gan. Khi quá trình này được tiếp diễn trong một thời gian dài trong nhiều năm, mô gan bị tổn thương sẽ thành những mô Sẹo và có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, thậm chí có một tỉ lệ diễn tiến ung thư gan.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị nhiễm siêu vi viêm gan B cũng sẽ bị nhiễm siêu vi hoạt động suốt đời. Một số trường hợp, hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể sạch siêu vi trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính. Tình huống này được gọi là viêm gan cấp, xảy ra trong vòng 6 tháng đầu tiên của nhiễm trùng đôi khi gây ra triệu chứng viêm gan nặng như mệt mỏi, vàng da, sốt,... nhưng đa phần không có triệu chứng trong giai đoạn này.

Những người có hệ miễn dịch lành mạnh, khỏe sẽ phục hồi sau đợt nhiễm siêu vi cấp tính chiếm khoảng 90%. Trong khi đó chỉ có 10% chuyển thành siêu vi viêm gan B mạn tính. Tuy nhiên, nếu bị lây nếu bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con lúc sinh thì khả năng 90% sẽ trở thành người mang siêu vi mạn tính.

2. Đường lây truyền siêu vi viêm gan B

Siêu vi viêm gan B lưu hành trong máu và có thể lây nhiễm qua những con đường sau:

  • Mẹ lây truyền cho con: Lây trong quá trình chuyển dạ, đây là đường lây truyền quan trọng nhất.
  • Đường tình dục: Siêu vi viêm gan B có thể lây thông qua hoạt động Tình dục khác giới hoặc đồng giới.
  • Đường máu: Siêu vi viêm gan B lây nhiễm thông qua truyền máu hay chế phẩm của máu có nhiễm siêu vi. Hoặc khi tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B, dùng chung bơm kim tiêm có nhiễm siêu vi, xỏ lỗ tai, xăm mình châm cứu nếu dụng cụ sử dụng không được khử trùng đúng cách.
Vì sao nhiễm siêu vi viêm gan B có nguy cơ dẫn tới Xơ gan và ung thư gan? - ảnh 1
Viêm gan B lây truyền qua đường tình dục không an toàn

3. Vì sao nhiễm siêu vi viêm gan B có nguy cơ dẫn tới Xơ gan và ung thư gan?

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tấn công tiêu diệt bởi siêu vi ồ ạt, sẽ dẫn tới viêm gan siêu vi B. Nếu kéo dài thời gian, tế bào gan sẽ bị hư hại nhiều dẫn tới men gan tăng cao. Nếu tế bào gan bị tổn thương quá lớn sẽ dẫn đến suy tế bào gan nặng, hay còn gọi là viêm gan tối cấp. Người bệnh sẽ có triệu chứng như bị cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, ăn kém ngon, sụt cân, và Ngứa khắp người. Triệu chứng nặng hơn như: sốt, vàng mắt, vàng da, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm, và nếu rơi vào viêm gan tối cấp có thể bị tử vong...

Vì sao nhiễm siêu vi viêm gan B có nguy cơ dẫn tới Xơ gan và ung thư gan? - ảnh 2
Người bệnh xuất hiện vàng mắt vàng da

Viêm gan siêu vi B mạn dường như không có dấu hiệu gì, người bệnh luôn cảm thấy sức khỏe bình thường hoặc đôi khi có mệt mỏi, và chán ăn thoáng qua. Nhưng có thể dẫn tới xa gan và biến chứng kèm theo là xơ gan cổ chướng, chảy máu đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư gan. Khi bệnh đã tiến triển đến mức Xơ gan thì thường khó hồi phục mặc dù Tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy người bệnh cần được điều trị sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan.

Để chẩn đoán nhiễm siêu vi viêm gan B cần Xét nghiệm máu tầm soát siêu vi viêm gan B tại các cơ sở y tế với xét nghiệm HBsAg. Nếu xét nghiệm HBsAg dương tính, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh thực hiện HBV DNA định lượng và các chỉ số đánh giá về chức năng gan. Nếu Xét nghiệm HBsAg âm tính có nghĩa là người bệnh không nhiễm siêu vi viêm gan B, và cần được xác định thêm đã có kháng thể Anti HBs chưa, nếu chỉ số này âm tính thì cần được tiêm chủng phòng ngừa viêm gan B.

Tóm lại, khi bị siêu vi viêm gan B nếu không thay đổi lối sống thì có thể có nguy cơ dẫn tới xơ gan và ung thư gan. Do đó, người bị viêm gan B cần thay đổi lối sống và có biện pháp can thiệp để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung

GS.TS.BS Hà Văn Quyết

  • 34 Đại Cồ Việt, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 500.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

GS.TS.BS Đào Văn Long

  • 9 Đào Duy Anh, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 150.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Thành

  • 286 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội 100000, Việt Nam
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 300.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Công Long

  • 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 450.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam

  • Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, số 99 đường Tân Mai, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội
  • Tiêu hóa - Gan mật tụy
  • 350.000đ

Ngày khám*

Giờ khám*