1. Nguyên nhân gây bệnh Viêm họng cấp ở trẻ là gì?
Viêm họng cấp ở trẻ là bệnh viêm đường Hô hấp thường gặp, cụ thể là viêm niêm mạc họng trong khoảng thời gian ít hơn 4 tuần. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do hai nhóm tác nhân chính, đó là:
- Môi trường: Thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột; môi trường ô nhiễm khói bụi; trẻ chuyển môi trường sống (nhà ở và trường học); trẻ thay đổi chế độ ăn dặm hoặc cai sữa.
- Virus, vi khuẩn, nấm: Phần lớn các trường hợp viêm họng cấp ở trẻ chủ yếu là do virus gây ra, như virus cúm, sởi, Adeno,... Viêm họng cấp do vi khuẩn thường ít gặp hơn, do phế cầu, liên cầu, tụ cầu gây ra. Ngoài ra, nấm Candida cũng có thể gây bệnh này.
2. Triệu chứng bệnh viêm họng cấp ở trẻ như thế nào?
Viêm họng cấp ở trẻ có các triệu chứng thường gặp như:
3. Viêm họng cấp có nguy hiểm không?
Viêm họng cấp ở trẻ do virus gây ra có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, sau đó có thể gây bội nhiễm do vi khuẩn dẫn đến bội nhiễm ở phế quản và phổi.
Trong khi đó, viêm họng cấp do vi khuẩn, cụ thể là liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A có thể gây biến chứng đặc biệt nguy hiểm như Viêm khớp cấp, viêm cầu thận cấp, viêm màng trong tim cấp hoặc mãn tính, từ đó gây hẹp hoặc hở van tim,...
4. Điều trị và chăm sóc viêm họng cấp ở trẻ như thế nào?
4.1 Điều trị viêm họng cấp ở trẻ
Đối với viêm họng cấp ở trẻ do virus, nguyên tắc điều trị là điều trị các triệu chứng, đồng thời theo dõi để đề phòng biến chứng. Điều trị triệu chứng bao gồm dùng thuốc hạ sốt, giảm ho, bù điện giải và nước do sốt cao. Sau khoảng 5 - 7 ngày, bệnh sẽ dần ổn định.
Đối với viêm họng cấp do vi khuẩn, trẻ bắt buộc phải dùng kháng sinh với liều dùng tối thiểu là 7 ngày, đồng thời điều trị các triệu chứng. Trường hợp trẻ sốt cao và kéo dài cần đặc biệt lưu ý bù điện giải và nước, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và thể trạng. Trẻ cũng cần được theo dõi đề phòng các biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang, áp xe thành sau họng, áp xe amidan, ...
4.2 Chăm sóc viêm họng cấp ở trẻ
Viêm họng cấp trẻ em khiến trẻ đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, khó chịu, do đó,
trẻ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi, cụ thể:
- Để giảm sổ mũi, nghẹt mũi, có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, vệ sinh mũi, giúp thông thoáng đường thở cho trẻ.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là rau củ và trái cây giàu vitamin để giúp trẻ tăng sức đề kháng. Ngoài ra, cũng lưu ý thức ăn ở dạng lỏng và dễ nuốt để trẻ có thể tiêu hóa dễ dàng.
Viêm họng cấp ở trẻ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, cần phòng ngừa bệnh viêm họng cấp cho trẻ bằng cách luôn giữ ấm, vệ sinh cá nhân và nhà cửa, môi trường sống xung quanh thông thoáng, sạch sẽ.